Quy định về việc vận tải hành khách hành lý bao gửi trên đường sắt Quốc gia

Bạn đánh giá: 0 / 5

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH HÀNH LÝ BAO GỬI TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA
(Ban hành theo quyết định số 01/2006/QĐ-BGTVT ngày 04/1/2006 của Bộ Giao thông vận tải và quyết định số 519/QĐ-ĐS ngày 08/5/2007 của Đường sắt Việt Nam)

Điều 4: Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi:

Doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

1/ Các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 điều 97 của luật Đường sắt (luật ĐS);

a. Niêm yết công khai các quy định cần thiết có liên quan đến hành khách đi tàu;

b. Vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi từ nơi đi đến nơi đến đã ghi trên vé và bảo đảm an toàn, đúng giờ;

c. Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự, chu đáo và tổ chức lực lượng phục vụ hành khách là người khuyết tật vào ga, lên tàu, xuống tàu thuận lợi; d. Bảo đảm các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc thiên tai, địch họa;

đ. Giao vé hành khách, vé hành lý, vé bao gửi cho hành khách khi đã trả đủ tiền;

e. Hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của hành khách do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

g. Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết;

h. Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật Đường sắt. Khoản 2 điều 90 Luật Đường sắt quy định:

+ Tổ chức chạy tàu theo đúng lịch trình chạy tàu, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã được doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt công bố;

+ Trả phí, tiền thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và các dịch vụ phục vụ giao thông đường sắt; + Bảo đảm đủ điều kiện an toàn chạy tàu trong quá trình khai thác;

+ Phải thông báo kịp thời cho nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt về việc tạm đình chỉ chạy tàu của doanh nghiệp; + Chịu sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt và của tổ chức phòng,chống thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định;

+ Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

+ Cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt phục vụ cho việc xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu và cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt để làm cơ sở xây đựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


2/ Nơi giao dịch giữa doanh nghiệp và hành khách, người gửi phải niêm yết các nội dung chủ yếu theo quy định này và các văn bản có liên quan đến việc bán vé, gửi, nhận hành lý, bao gửi; tổ chức giải đáp và hướng dẫn những vấn đề cần thiết cho HK, người gửi.


3/ Tại ga, trạm có tổ chức đón, tiễn hành khách phải có nơi đợi tầu, cửa bán vé, bảng giờ tầu, bảng giá vé, nội quy đi tầu, nhiệm vụ của nhân viên khách vận. Nếu có tổ chức tiếp nhận và trả hành lý ký gửi, bao gửi phỉa có nơi bảo quản; niêm yết giá cước, giá xếp dỡ hành lý ký gửi , bao gửi.


4/ Thông báo công khai tại tất cả các ga có lên quan về loại tầu, số lượng tàu, giờ tầu, quy định ga nhận vận chuyển hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi chậm nhất là 5 ngày trước khi thực hiện .


5/ Các loại tàu khách phải có những trang thiết bị thích hợp theo quy định tại Quy phạm kỹ thuật khai thác ĐS. Để thực hiện điều khoản này phải theo tiến độ đầu tư từng bước của ĐSVN đã được Bộ GTVT chấp thuận.


Hiện tại các trang thiết bị phục vụ hành khách phải có trên mỗi toa xe khách của đoàn tàu khách bao gồm:

a. Hệ thống bảng biểu: 1 bảng giờ tàu quy định các ga có dừng để đón tiễn khách; 1 bảng nội quy đi tàu; 1 bảng trích hướng dẫn cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố. Hệ thống bảng biểu này phải được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc (Quy định cụ thể cho các loại bảng này có văn bản riêng).

b. Dụng cụ thoát hiểm gồm: 1 búa, 1 kìm, 1 xè beng được để vào chỗ dễ thấy, dễ sử dụng.

c. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy gồm: 2 bình cứu hỏa được để vào chỗ dễ thấy, dễ sử dụng. d. Thuốc sơ cấp cứu (quy định cụ thể có văn bản riêng).

e. Nước sinh hoạt; thiết bị chiếu sáng; thiết bị làm mát; thiết bị thông gió; loa phóng thanh; thiết bị vệ sinh.


6/ Tầu khách đi, đến ga chậm giờ quy định, trưởng ga, trạm, trưởng tầu phải thông báo kịp thời cho HK và những người liên quan biết. Để thực hiện điều khoản này, khi tàu chậm giờ điều độ phải thông báo kịp thời, chính xác cho trực ban ga, trưởng tàu. Trực ban ga, trưởng tàu phải thông báo ngay cho các chức danh liên quan như: gác chắn, lái tàu, tổ dồn, gác ghi … để phối hợp tốt. Khi tàu khách đi cũng như đến ga chậm từ 10 phút trở lên, trưởng ga, trưởng trạm (hoặc người được ủy quyền) phải thông báo kịp thời cho hành khách và người đón tiễn hành khách biết.


Điều 5: Quyền doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi có các quyền sau đây: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi có các quyền sau đây:


1/ Các quyền quy định tại khoản 1 điều 97 luật ĐS cụ thể:

a. Yêu cầu hành khách trả đủ cước vận tải hành khách, bao gửi và cước vận tải hành lý mang theo người vượt quá mức quy định.

b. Kiểm tra trọng lượng, quy cách đóng gói bao gửi của người gửi và hành lý ký gửi của hành khách trước khi nhận vận chuyển.Trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của việc khai báo chủng loại bao gửi, hành lý ký gửi so với thực tế thì có quyền yêu cầu người gửi hoặc hành khách mở bao gửi, hành lý ký gửi để kiểm tra.

c.Từ chối vận chuyển hành khách có hành vi vi phạm quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.

d. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật ĐS. Khoản 1 điều 90 của luật ĐS quy định: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền sau đây:

+ Hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt theo nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đường sắt được cấp.

+ Được đối xử bình đẳng khi tham gia kinh doanh vận tải đường sắt.

+ Sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trên các tuyến đường, đoạn tuyến đường sắt, khu đoạn theo hợp đồng sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.

+ Được tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt bảo đảm chất lượng, năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt như đã cam kết.

+ Được cung cấp thông tin kỹ thuật, kinh tế liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt.

+ Tạm đình chỉ chạy tàu của doanh nghiệp khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu.

+ Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt hoặc doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt gây ra.

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.


2- Yêu cầu người đi tầu, hành khách, người gửi bao gửi, người nhận bao gửi mua vé bổ sung khi không có vé hoặc vé không hợp lệ.


3- Được quyền từ chối, đình chỉ vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi đã có vé trong các trường hợp sau đây:

a. Người đi tầu, hành khách, người gửi bao gửi, không thực hiện yêu cầu mua vé bổ sung theo quy định tại khoản 2 của điều này.

b. Hành khách đi tầu không chấp hành các quy định tại quy định này, nội quy đi tầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

c. Trẻ em dưới 10 tuổi (Nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,32m) mà không có người lớn đi kèm .

d. Người say rượu, người mất trí, người có bệnh truyền nhiễm, người có bệnh tật mà thầy thuốc chỉ định không di chuyển hoặc xét tháy có thể nguy hiểm đến bản thân người đó khi đi tầu (trừ trường hợp có người đi cùng trông nom).

đ. Do nguyên nhân bất khả kháng hoặc phải vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt.


Điều 6: Nghĩa vụ của hành khách, người gửi bao gửi Hành khách, người gửi bao gửi có các nghĩa vụ sau đây:


1/ Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 điều 99 của Luật Đường sắt như sau:


a. Hành khách đi tàu phải có vé hành khách, vé hành lý hợp lệ và tự bảo quản hành lý mang theo người. Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ phải mua vé bổ sung theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

b. Hành khách có hành lý ký gửi, người gửi bao gửi phải kê khai tên hàng, số lượng hàng, đóng gói đúng quy định, giao cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đúng thời hạn, địa điểm và chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình;

c. Hành khách, người gửi bao gửi phải bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

d. Hành khách phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tàu và những quy định khác của pháp luật có liên quan.


2/ Thanh toán tiền cước và chi phí khác theo quy định tại ga đi;


3/ Thanh toán tiền cước và chi phí phát sinh khi phát hiện chưa thanh toán hoặc thanh toán còn thiếu trên tầu;


4/ Thanh toán các khoản tiền cước và chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển chưa thu hoặc thu chưa đủ theo quy định tại ga đến;


5/ Hành khách đi tầu phải có đủ điều kiện:


a. Có vé đi tầu hợp lệ còn nguyên vẹn;

b. Đi đúng chuyến tầu và thời gian ghi trên vé;

c. Chấp hành nội quy đi tầu và các quy định khác của phấp luật có liên quan;

d. Trẻ em dưới 10 tuổi (Nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao từ dưới 1,32m) đi tầu phải có người lớn đi kèm.


6/ Xuất trình đầy đủ vé và giấy tờ hợp lệ cho các nhân viên ĐS có trách nhiệm khi vào, ra ga, trạm; khi lên tầu, khi ở trên tầu.


Điều 7: Quyền của hành khách, người gửi bao gửi Hành khách, người gửi bao gửi có các quyền sau đây.


1/ Các quyền quy định tại khoản 1 điều 99 của luật ĐS như sau:


a. Được vận chuyển đúng theo vé.

b. Được miễn cước 20 kilôgam hành lý mang theo người. Mức miễn cước lớn hơn 20 kilôgam do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quy định.

c. Được nhận lại tiền vé, bồi thường thiệt hại theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 97 của Luật Đ/S ( Hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của hành khách do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt).

d. Được quyền trả lại vé tại ga đi trong thời gian quy định và được nhận lại tiền vé sau khi đã trừ lệ phí.

đ. Được bảo hiểm về tính mạng, sức khỏe theo quy định của pháp luật.


2/ Được quyền từ chối đi tầu, gửi hành lý, bao gửi khi :


a. Doanh nghiệp vi phạm quy định này hoặc các quy định khác thuộc trách nhiệm mà vi phạm đó có thể gây nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, làm hư hỏng mất mát hành lý, bao gửi của bản thân HK hoặc của người gửi bao gửi;

b. Doanh nghiệp không vận chuyển đúng chuyến tầu , đúng thời gian ghi trên vé nhưng không thương lượng được với hành khách, người gửi bao gửi để thay đổi .


Điều 8: Vé hành khách


1/ Vé hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi là bằng chứng của việc giao kết hợp đồngvận tải HK , hành ký ký gửi, bao gửi. Vé HK, hành lý ký gửi , bao gửi do Doanh nghiệp phát hành theo mẫu đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.


2/ Vé bị coi là không hợp lệ khi để rách, nhàu nát; để nhoè, không đọc được đầy đủ các thông tin cần thiết trên vé theo quy định ; không do doanh nghiệp phát hành; bị tẩy xoá, sửa chữa hoặc không đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé mà không có xác nhận của doanh nghiệp.


Điều 9: Công tác bán vé hành khách Tại các ga, trạm có quy định tổ chức vận chuyển hành khách doanh nghiệp phải:


1.Tổ chức phục vụ bán vé cho hành khách; công bố kế hoạch bán vé tầu khách theo từng tuyến, từng ga có liên quan; thông báo công khai các thông tin về số lượng vé còn lại theo tùng loại chỗ, loại tầu;


2. Tổ chức bán vé nhiều ngày trước thời điểm tầu chạy; tổ chức nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé.


Điều 10: Miễn giảm giá vé


I- Mức miễn, giảm giá vé, đối tượng chính sách xã hội được miễn giảm giá vé thực hiện theo quy định của Chính Phủ:


Đối tượng chính sách xã hội được miễn giảm giá vé theo quy định taị điều 21 của nghị định số 109/ 2006/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 22/9/2006 cụ thể là:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 1 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19tháng 8 năm 1945;

- Bà mẹ Việt nam anh hùng.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh.

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt và tù đầy: người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

- Người già từ 90 tuổi trở lên .

- Nạn nhân chất độc màu da cam ;

- Người tàn tật nặng :

- Trẻ em ; học sinh sinh viên ;


II- Mức miễn, giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội theo văn bản 1973/ĐS-KDVT ngày 06/9/2007 của Tổng công ty ĐSVN:


1/ Các đối tượng chính sách xã hội và hành khách mua vé tập thể được giảm giá vé theo loại chỗ và loại tàu sử dụng tương ứng (trừ tàu khách Liên vận Quốc tế). Mức giảm theo quy định tại mục 2 dưới đây. Trường hợp một người được hưởng nhiều mức giảm khác nhau, khi mua vé được áp dụng một mức giảm cao nhất.


2/ Mức giảm giá vé:

a. Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Giảm 90% giá vé.

b. Thương binh: Giảm 10% giá vé.

c. Người hưởng chính sách như thương binh: giảm 10% giá vé. Điều kiện và thủ tục khi mua vé đi tàu: CMND và giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh.

d. Tập thể học sinh trường SOS và học sinh các trường khuyết tật: Giảm 10% giá vé.

e. Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên: Giảm 20% giá vé.

g. Trẻ em (có người lớn đi kèm):

- Dưới 5 tuổi (Nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,05m): Được miễn vé và sử dụng chung chỗ của người lớn đi kèm.

- Trẻ em từ 5 đến dưới 10 tuổi (Nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao từ 1,05m đến dưới 1,32m): Khi mua vé kể cả tầu Thống Nhất và tầu Địa Phương đều được giảm 50% giá vé và được cấp một chỗ ngồi hoặc một giường nằm theo loại chỗ tương ứng.

- Trường hợp trẻ em đi cùng hành khách mua vé giường nằm tầng 1 được mua vé không chỗ giảm 50% giá vé thấp nhất trong đoàn tàu và sử dụng chung giường nằm của người lớn.

- Tại thời điểm có văn bản quy định bán vé ghế phụ tàu Thống Nhất và Địa phương, trẻ em mua vé không chỗ bằng 50% giá ghế phụ.

- Các trường hợp mua vé trẻ em không chỗ hành khách phải viết "Giấy đề nghị mua vé trẻ em không chỗ" theo mẫu của Ga.

3/ Một số quy định khi bán vé giảm giá cho các đối tượng chính sách:


3.1. Văn bản số 2138/ĐS-VC ngày 29/11/2002 hướng dẫn cụ thể như sau:


a. Khi bán vé giảm giá cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng các ga căn cứ vào giấy chứng nhận của nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và chứng minh thư nhân dân để bán vé. Khi đi trên tầu các tổ công tác trên tầu cũng căn cứ vào giấy tờ trên để kiểm tra. Nếu trường hợp không có chứng minh thư thì phải có giấy chứng nhận của ủy ban nhân dân xã hoặc phường chứng nhận. Trường hợp đoàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng đi tập thể trên 50 người thì cũng chỉ giảm giá 90% như quy định của quyết định trên.

b. Khi bán vé giảm giá cho Thương binh không kể cấp hạng các ga căn cứ vào thẻ thương binh để bán vé. Khi đi trên tầu các tổ công tác trên tầu cũng căn cứ vào giấy tờ trên để kiểm tra.

c. Đối với trường hợp quy định ở điểm a, b nếu người đi kèm để phục vụ thì người đi kèm phải mua vé như hành khách đi tầu.

d. Đối với những người tàn tật mua vé giảm giá quy định trong quyết định số 1746/QĐ-ĐS-KDTT ngày 23/11/2002 tạm thời chỉ áp dụng cho học sinh các trường ”khuyết tật”, trường ”SOS”, khi học sinh của các trường này mua vé đi tầu chỉ cần xuất trình thẻ học sinh và giấy giới thiệu của nhà trường có ghi là trường khuyết tật, SOS. Trường hợp học sinh của các trường này đi tập thể trên 50 người thì cũng chỉ giảm giá 10% như quy định trên.

e. Đối với trẻ em từ 5 đến dưới 10 tuổi khi mua vé ngồi cứng, ngồi mềm, nằm cứng, nằm mềm để đi tầu (không kể tầu Thống nhất hay tầu Địa phương) đều được giảm giá 50% và được cấp 1 chỗ ngồi hoặc 1 giường nằm theo số tiền đã trả. Cách tính tiền vé để bán cho đối tượng trên nhà ga căn cứ vào bảng giá vé tính sẵn chia đôi sau đó quy tròn theo quy định của quyết định số 1746/QĐ-ĐS-KDTT ngày 23/11/2002. Trường hợp trẻ em có độ tuổi trên đi tập thể từ 50 người trở lên thì chỉ được miễn giảm 50% giá vé.

3.2.Văn bản 616/ĐS - KDTT ngày 05/4/2004 quy định mức giảm đối với hành khách là người cao tuổi 60 tuổi trở lên. Đối với hành khách là người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên được miễn giảm 20% giá vé. Các ga bán vé căn cứ vào chứng minh thư nhân dân để bán (tuổi tính theo năm sinh). Khi bán vé nhân viên bán vé ghi số CMND và tên hành khách trên vé.


III- Mức miễn giảm giá vé cho học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên, người lao động thuộcĐSVN có quy định riêng cụ thể :


1/ Quy định về việc mua vé giảm giá bằng thẻ cho học sinh, sinh viên (Ban hành theo quyết định 1757/QĐ-ĐS ngày 30/12/2005 của ĐSVN).

a. Đối tượng miễn giảm và phạm vi áp dụng:

+ Đối tượng: Học sinh, sinh viên, học viên các trường Dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao Đẳng, Đại học, Học viện, gọi tắt là “học sinh sinh viên”.

+ Phạm vi áp dụng: Tất cả các đoàn tàu khách của ĐSVN.

b. Quy định về các loại thẻ để mua vé ưu đãi giảm giá: Thẻ học sinh sinh viên là thẻ do các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp cấp cho các đối tượng là học sinh, sinh viên.

c. Quy định về mức ưu đãi giảm giá:

+ Mức giảm giá vé trên các đoàn tàu thường chạy trong khu đoạn, tàu Liên Công ty (hiện nay là các tàu VQ, SH, QT91/92, ĐĐ3/4), trừ tàu liên Công ty lập thêm trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm: giảm 25% giá vé ghế ngồi, giảm 10% giá vé giường nằm.

+ Mức giảm giá vé trên các đoàn tàu nhanh chạy suốt, tàu nhanh chạy suốt trong khu đoạn: Giảm 10% giá vé.

d. Quy định về sử dụng thẻ:

+ Thẻ học sinh sinh viên chỉ có giá trị sử dụng theo ngày còn hạn ghi trên thẻ do trường quản lý học sinh sinh viên cấp. Thẻ có ảnh của người sử dụng và được đóng dấu giáp lai.

+ Thẻ không được tẩy xóa, không sử dụng thẻ của người khác để mua vé đi tàu.

+ Khi mua vé giảm giá phải xuất trình thẻ học sinh sinh viên.

+ Khi nhân viên đường sắt có thẩm quyền kiểm tra người có vé ưu đãi giảm giá phải xuất trình thẻ, giấy chứng minh nhân dân (CMND) hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp phù hợp với thẻ.

+ Thẻ bị lập biên bản thu giữ không cấp lại.

e. Thẻ bị coi là mất giá trị sử dụng:

+ Thẻ bị tẩy xóa hoặc nhòe không đọc được.

+ Thẻ không có ảnh hoặc có ảnh nhưng không có dấu giáp lai.

+ Thẻ hết hạn sử dụng.

+ Người sử dụng thẻ không đúng đối tượng quy định.

f. Thu hồi thẻ ưu đãi mua vé giảm giá: Tất cả các trường hợp thẻ bị coi là mất giá trị sử dụng nói trên khi phát hiện đều bị thu hồi và xử lý bán vé như hành khách đi tàu không có vé. Khi thu hồi thẻ nhân viên trên tàu hoặc dưới ga phải lập biên bản báo cáo gửi về ĐSVN (qua Ban KDTT) và đơn vị đã cấp thẻ.

g. Tổ chức bán vé giảm giá tại ga:

+ Người mua vé bằng thẻ học sinh sinh viên khi mua vé ưu đãi giảm giá phải xuất trình thẻ và giấy tờ tùy thân hợp pháp.

+ Nhân viên bán vé kiểm tra đảm bảo giấy tờ hợp lệ mới được bán vé giảm giá theo quy định.

2/ Quy định về việc mua vé giảm giá cho CBCNV hiện đang công tác tại ĐSVN (Gọi tắt là CBCNV), CBCNV của ngành Đường Sắt đã nghỉ hưu đang hưởng bảo hiểm xã hội (gọi tắt là người nghỉ hưu) (Ban hành theo quyết định 1757/QĐ-ĐS ngày 30/12/2005 của ĐSVN.

a. Đối tượng miễn giảm và phạm vi áp dụng:

+ CBCNV hiện đang công tác tại ĐSVN (Gọi tắt là CBCNV).

+ CBCNV của ngành Đường Sắt đã nghỉ hưu đang hưởng bảo hiểm xã hội (gọi tắt là người nghỉ hưu).

+ Phạm vi áp dụng: Tất cả các đoàn tàu khách của ĐSVN.

b. Quy định về các loại thẻ để mua vé ưu đãi giảm giá:

+ Thẻ ưu đãi mua vé giảm giá (gọi tắt là thẻ ưu đãi) là thẻ của ĐSVN cấp cho các đối tượng CBCNV hiện đang công tác tại ĐSVN (Gọi tắt là CBCNV), CBCNV của ngành Đường Sắt đã nghỉ hưu đang hưởng bảo hiểm xã hội (gọi tắt là người nghỉ hưu).

+ Để tạo thuận lợi cho CBCNV của ngành Đường Sắt đã nghỉ hưu tùy thuộc vào nơi cư trú của mình (không phân biệt địa bàn hay cơ quan quản lý người trước khi nghỉ hưu thuộc đơn vị thành viên nào của ngành Đường Sắt) người nghỉ hưu có thể liên hệ với một trong các đơn vị cấp thẻ quy định tại điểm “c” dưới đây để làm thủ tục xin cấp thẻ.

c. Quy định về nơi cấp thẻ ưu đãi mua vé giảm giá:

c.1. Văn phòng ĐSVN cấp thẻ cho:

+ CBCNV hiện đang công tác thuộc cơ quan ĐSVN kể cả cơ quan Đảng và đoàn thể.

+ CBCNV ngành Đường Sắt đã nghỉ hưu.

c.2. Văn phòng đại diện ĐSVN tại Đà Nẵng cấp thẻ cho:

+ CBCNV hiện đang công tác thuộc văn phòng đại diện, phòng điều độ khu vực Đà Nẵng thuộc Trung tâm điều hành vận tải.

+ CBCNV hiện đang công tác thuộc các đơn vị đường sắt (không nằm trong các công ty vận tải) có trụ sở trong địa bàn các tỉnh thuộc khu vực miền Trung (từ ga Đồng Hới đến Diêu Trì).

+ CBCNV ngành Đường Sắt đã nghỉ hưu.

c.3. Công ty VTHKĐS Hà Nội cấp thẻ cho:

+ CBCNV hiện đang công tác thuộc Công ty VTHKĐS Hà Nội, Trung tâm điều hành vận tải (không bao gồm CBCNV của Trung tâm điều hành vận tải công tác tại phòng điều độ khu vực Đà Nẵng - Sài Gòn).

+ CBCNV hiện đang công tác thuộc các đơn vị đường sắt (không nằm trong các công ty vận tải) có trụ sở trong địa bàn các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (từ ga Đồng Hới trở ra).

+ CBCNV ngành Đường Sắt đã nghỉ hưu.

c.4. Công ty VTHKĐS Sài Gòn cấp thẻ cho:

+ CBCNV hiện đang công tác thuộc Công ty VTHKĐS Sài Gòn, CBCNV của phòng điều độ khu vực Sài Gòn thuộc Trung tâm điều hành vận tải.

+ CBCNV hiện đang công tác thuộc các đơn vị đường sắt (không nằm trong các công ty vận tải) có trụ sở trong địa bàn các tỉnh thuộc khu vực phía Nam (từ ga Diêu Trì trở vào).

+ CBCNV ngành Đường Sắt đã nghỉ hưu.

c.5. Công ty Vận tải hàng hóa Đường Sắt cấp thẻ cho:

+ CBCNV hiện đang công tác thuộc Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt.

+ CBCNV ngành Đường Sắt đã nghỉ hưu.

c.6. CBCNV hiện đang công tác tại các đơn vị trong ngành Đường sắt làm thẻ ưu đãi mua vé giảm giá theo đơn vị mình công tác, đơn vị quản lý CBCNV đang công tác có trách nhiệm tập hợp danh sách và giới thiệu với đơn vị cấp thẻ để làm thủ tục.

d. Quy định về mức ưu đãi giảm giá:

d.1. Mức giảm giá vé trên các đoàn tàu thường chạy trong khu đoạn, tàu Liên Công ty (hiện nay là các tàu VQ, SH, QT91/92, ĐĐ3/4), trừ tàu liên Công ty lập thêm trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm: giảm 50% giá vé ghế ngồi, giảm 15% giá vé giường nằm.

d.2. Mức giảm giá vé trên các đoàn tàu nhanh chạy suốt, tàu nhanh chạy suốt trong khu đoạn: Giảm 15% giá vé.

e. Quy định về sử dụng thẻ: Thẻ ưu đãi mua vé giảm giá dùng cho CBCNV hiện đang công tác tại ngành ĐS, người về hưu có giá trị trong năm. Kể từ ngày thẻ có giá trị sử dụng cho đến hết ngày 31/12 của năm cấp thẻ.

Những quy định sử dụng thẻ được in cụ thể ở mặt sau của thẻ với nội dung:

+ Thẻ cấp cho ai người đó dùng.

+ Khi mua vé giảm giá phải xuất trình thẻ ưu đãi.

+ Mức giảm giá theo quy định từng loại tàu.

+ Khi nhân viên đường sắt có thẩm quyền kiểm tra người có vé ưu đãi giảm giá phải xuất trình: Thẻ, giấy chứng minh nhân dân (CMND) hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp phù hợp với thẻ.

+ Thẻ bị mất không cấp lại trong năm.

+ Thẻ bị lập biên bản thu giữ không cấp lại.

g. Thủ tục cấp nhận thẻ ưu đãi mua vé giảm giá:

+ CBCNV hiện đang công tác tại các đơn vị trong ngành ĐS có nhu cầu làm thẻ gửi đơn đề nghị kèm theo danh sách đăng ký cho đơn vị mình để đơn vị tập hợp mỗi người nộp kèm 2 ảnh 4 x 6.

+ CBCNV đã nghỉ hưu: Nộp đơn xin cấp thẻ kèm 2 ảnh 4 x 6 mang theo sổ hưu trí hoặc giấy chứng nhận hưu trí (trong đó có ghi nơi công tác trước khi nghỉ hưu và trực tiếp đến nơi cấp thẻ để làm thủ tục cấp và nhận thẻ...).

+ Thẻ được cấp miễn phí.

h. Thẻ bị coi là mất giá trị sử dụng:

+ Thẻ bị tẩy xóa hoặc nhòe không đọc được.

+ Thẻ không có ảnh hoặc có ảnh nhưng không có dấu giáp lai.

+ Thẻ hết hạn sử dụng.

+ Người sử dụng thẻ không đúng đối tượng quy định.

i. Thu hồi thẻ ưu đãi mua vé giảm giá:

+ Tất cả các trường hợp thẻ bị coi là mất giá trị sử dụng nói trên khi phát hiện đều bị thu hồi và xử lý bán vé như hành khách đi tàu không có vé, riêng đối tượng sử dụng thẻ ưu đãi giảm giá trong ngành ĐS không đúng quy định bị thu hồi thẻ vĩnh viễn, không được cấp lại.

+ CBCNV đang công tác thuộc ĐSVN sử dụng thẻ sai mục đích sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của ĐSVN.

+ Khi thu hồi thẻ nhân viên trên tàu hoặc dưới ga phải lập biên bản báo cáo gửi về ĐSVN (qua Ban KDTT) và đơn vị đã cấp thẻ.

k. Tổ chức bán vé giảm giá tại ga:

+ Người mua vé bằng thẻ ưu đãi khi mua vé ưu đãi giảm giá phải xuất trình thẻ và giấy tờ tùy thân hợp pháp.

+ Nhân viên bán vé kiểm tra đảm bảo giấy tờ hợp lệ mới được bán vé giảm giá theo quy định.

l. Trách nhiệm của đơn vị được cấp thẻ trong ngành đường sắt:

+ Phải đảm bảo cấp thẻ ưu đãi mua vé giảm giá đúng đối tượng có nhu cầu đi tàu, lập sổ theo dõi việc cấp phát thẻ khoa học, chính xác, lưu giữ ảnh của người xin cấp thẻ cẩn thận theo quy định để thuận tiện cho công tác kiểm tra xử lý.

+ Nếu phát hiện đơn vị nào cấp thẻ ưu đãi mua vé giảm giá không đúng đối tượng được cấp thẻ thì thủ trưởng đơn vị đó bị xử lý theo quy định hiện hành của ĐSVN.


Điều 11: Vé tập thể Tổ chức có nhu cầu mua vé tập thể phải có văn bản đề nghị mua do thủ trưởng tổ chức ký kèm theo danh sách tập thể đi tầu gửi Doanh nghiệp. Tập thể đi tầu phải đi cùng chuyến tầu, cùng ga đi, có đại diện để giải quyết các vấn đề phát sinh trong suốt hành trình.

1/ Hành khách đi tập thể từ 20 người trở lên được giảm giá ( trừ các hợp đông thoả thuận của các công ty vân tải với các đối tác; dịp tết nguyên đán hàng năm và những dịp nghỉ lễ đặc biệt khác có quy định riêng).

2/ Mức giảm giá : + Từ 20 đến 29 người : Giản 2% giá vé định ga của loại chỗ sử dụng. + Từ 30 đến 39 người : Giản 4% giá vé định ga của loại chỗ sủ dụng. + Từ 40 đến 49 người : Giản 8% giá vé định ga của loại chỗ sủ dụng. + Từ 50 người trở lên : Giản 10% giá vé định ga của loại chỗ sủ dụng.

3/ Khi nhận được đề nghị mua vé tập thể do thủ trưởng của tổ chức ký, các ga căn cứ vào khả năng để quyết định trả lời cho hành khách. Nếu đáp ứng được phải thể hiện bằng " hợp đồng mua vé tập thể. Nội dung của "Hợp đồng mua vé tập thể" là hợp đồng kinh tế theo đúng quy định của pháp luật, trong đó ghi rõ sự thoả thuận của hai bên .


Điều 12: Ưu tiên mua vé đi tầu

a- Đối tượng ưu tiên mua vé được quy định theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1/ Người có bệnh hiểm nghèo có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi;

2/ Thương binh, bệnh binh; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 1 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt nam anh hùng; Người hưởng chính sách như thương binh; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị đich bắt tù, đầy; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

3/ Người khuyết tật; Nạn nhân chất độc mầu da cam;

4/ Phụ nữ có thai;

5/ Người đi tầu kèm theo trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi ;

6/ Người già trên 70 tuổi;

7/ Cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, công an, nhà báo đi công tác khẩn cấp.

b- Tất cả các đối tượng nêu ở điểm a trên đây đều được mua vé đi tầu tại cửa ưu tiên. Các ga có từ hai cửa bán vé trở lên phải giành riêng ít nhất một cửa để bán vé cho đối tượng này.

c- Điều kiện để xác định là đối tượng ưu tiên, thực hiện như sau:

+ Người có bệnh hiểm nghèo có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi phải có giấy yêu cầu (hoặc giấy xác nhận) của cơ quan y tế các cấp.

+ Thương binh, bệnh binh phải có thẻ thương binh, bệnh binh hoặc giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh có dán ảnh và đóng dấu giáp lai.

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 1 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt nam anh hùng; Người hưởng chính sách như thương binh; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đầy; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Nạn nhân chất độc màu da cam phải có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền (theo quy định của pháp luật).

+ Người già trên 70 tuổi phải có giấy chúng minh nhân dân.

+ Cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang; Công an; Nhà báo đi công tác khẩn cấp phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

d- Các ga căn cứ vào điều kiện thực tế của ga mình để tổ chức ưu tiên bán vé cho các đối tượng theo thứ tự nêu ở điểm a trên đây. Điều kiện xác nhận là đối tượng ưu tiên và các quy định bán vé ưu tiên phải được niêm yết công khai tại gần cửa bán vé ở vị trí dễ thấy, dễ đọc.


Điều 13: Vé bổ sung

1/ Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé thì phải mua vé bổ sung đối với quãng đường đi thêm theo quy định của doanh nghiệp. Khi muốn đi thêm một đoạn đường thì trước khi đến ga đến ghi trên vé, hành khách phải báo cho nhân viên phụ trách toa xe, để yêu cầu mua vé bổ sung (dịp Tết nguyên đán hàng năm và những dịp nghỉ đặc biệt khác có quy định riêng), cách giải quyết như sau:

a. Nếu còn chỗ để bố trí cho hành khách đi tiếp thì bán vé bổ sung bằng 1,25 lần giá vé định ga của loại chỗ được bố trí trên đoạn đường đi thêm.

b. Trong trường hợp hết chỗ, hành khách chấp nhận ngồi ghế phụ (tại nơi do trưởng tầu bố trí) thì bán vé bổ sung bằng giá vé định ga loại chỗ thấp nhất của đoàn tầu, trên đoạn đường đi thêm

2/ Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao thì phải báo cho trưởng tầu. Khi được trưởng tầu giải quyết hành khách phải mua vé bổ sung và trả tiền chênh lệch theo quy định của doanh nghiệp. Khi được trưởng tầu đồng ý giải quyết đổi chỗ lên hạng cao, hành khách phải mua vé bổ sung bằng giá tiền chêch lệch giữa giá vé định ga của loại chỗ được bố trí mới so với giá vé định ga của loại chỗ ghi trên vé đã mua, trên đoạn đường sẽ đi tiếp tương ứng.

3/ Người đi tầu, hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi không có vé hoặc vé không hợp lệ thì phải mua vé bổ sung theo quy định của doanh nghiệp.

a. Người đi tàu, hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi được coi là không có vé nếu:

+ Không có vé;

+ Có vé nhưng: Vé để nhoè không đọc được; Vé đã bị tẩy xoá, sửa chữa mà không được đơn vị có thẩm quyền của Đường sắt xác nhận; Số hiệu tầu hoặc ngày, tháng ghi trên vé không đúng với đoàn tầu đang vận hành; đã vượt quá ga đến ghi trên vé.

b. Người đi tàu, hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi được coi là có vé không hợp lệ nếu: Sử dụng vé giảm giá nhưng không thuộc đối tượng được giảm giá.

c. Đối với những người đi tầu không có vé (Dịp Tết Nguyên đán hàng năm và những dịp nghỉ đặc biệt khác có quy định riêng):

* Khi phát hiện ở trên tàu:

- Người đi tầu phải mua vé bổ sung trên đoạn đường đã đi bằng 2 lần giá vé định ga của loại chỗ sử dụng (hoặc 2 lần giá vé định ga của loại chỗ thấp nhất nếu chưa sử dụng chỗ ngồi, chỗ nằm và sau đó hành khách phải ngồi ghế phụ tại nơi do Trưởng tầu bố trí) trên đoàn tầu đó, đoạn đường đã đi để tính tiền vé quy định như sau:

+ Nếu người đi tầu chứng minh được ga (trạm) mình đã lên tầu mà ga (trạm) đó có quy định đón tiễn hành khách thì tính từ ga(trạm) người đó lên tầu đến ga (trạm) gần nhất (chuẩn bị đến) có đỗ để đón tiễn hành khách (của đoàn tầu đó). Nếu địa điểm người đó lên tầu không phải là nơi quy định tầu đó đón tiễn hành khách, thì đoạn đường đã đi để tính tiền vé phải kéo dài về phía ga xuất phát, từ ga (trạm) gần nhất (có quy định đỗ đón tiễn hành khách) của đoàn tầu đó mà nó đã đi qua (trước vị trí khai báo của người đi tầu) đến ga (trạm) gần nhất (chuẩn bị đến) có đỗ để đón tiễn hành khách của đoàn tầu đó.

+ Nếu người đi tàu không chứng minh được ga (trạm) lên tầu thì tính từ ga (trạm) tầu đó xuất phát đến ga (trạm) gần nhất (chuẩn bị đến) có đón tiễn hành khách của đoàn tầu đó.

- Sau khi đã mua vé bổ sung, nếu hành khách muốn đi tiếp thì giải quyết như trường hợp hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé như đã hướng dẫn tại khoản 1 điều 13 trên đây.

* Khi phát hiện ở ga (trạm) đến:

- Người đi tầu phải mua vé bổ sung bằng 2 lần giá vé định ga của loại chỗ thấp nhất trên đoàn tầu đó, đoạn đường tính tiền vé xác định như sau:

+ Nếu người đi tầu chứng minh được ga (trạm) mình đã lên tầu mà ga (trạm) đó có quy định đón tiễn hành khách thì tính từ ga (trạm) người đó lên tầu đến ga (trạm) đến. Nếu địa điểm người đó lên tầu không phải là nơi quy định tầu đó đỗ đón tiễn hành khách, thì đoạn đường đã đi để tính tiền vé phải kéo dài về phía ga xuất phát, từ ga (trạm) gần nhất (có quy định đỗ đón tiễn hành khách) của đoàn tầu đó mà nó vừa đi qua (phía trước vị trí khai báo của người đi tầu) đến ga (trạm) đến của đoàn tầu đó.

+ Nếu người đi tàu không chứng minh được ga (trạm) mình lên tầu thì tính từ ga (trạm) tầu đó xuất phát đến ga (trạm) đến. d. Đối với người đi tầu có vé không hợp lệ (Trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm và những dịp nghỉ đặc biệt khác có quy định riêng): Phải mua vé bổ sung với số tiền chênh lệch bằng 2 lần giá vé định ga của loại chỗ ghi trên vé trừ số tiền ghi trên vé.

đ. Trẻ em theo quy định phải mua nửa vé mà không có vé: Phải mua vé bổ sung bằng nửa giá vé định ga của loại chỗ thấp nhất trên đoàn tầu đó trên đoạn đường tương ứng với đoạn đường ghi trên vé người lớn đi kèm và phải ngồi chung với người lớn đi kèm.

e. Trẻ em theo quy định phải mua nửa vé mà mua nửa vé không đủ đoạn đường cùng với người lớn đi kèm: Phải mua vé bổ sung bằng nửa giá vé định ga của loại chỗ thấp nhất trên đoàn tàu đó trên đoạn đường chưa có vé và được bố trí ngồi cùng với người lớn đi kèm trên đoạn đường mua vé bổ sung.

g. Đối với hành lý xách tay quá mức quy định, hành lý ký gửi không có vé hoặc có vé không hợp lệ:

- Phát hiện ở ga đi:

+ Nếu toa hành lý còn chỗ, và còn kịp thời gian trước khi tầu chạy, thì hành khách phải làm thủ tục để xếp lên toa chở hành lý và tính cước bình thường;

+ Nếu toa hành lý không còn chỗ hoặc không kịp làm thủ tục gửi hành lý ký gửi trước khi tầu chạy thì hành khách phải mua vé bổ sung bằng 1,5 lần giá cước cơ bản về hành lý tương ứng với đoàn tầu đó, tính từ ga đi đến ga đến ghi trên vé của hành khách và tự bảo quản số hành lý này trên toa xe khách.

- Phát hiện trên đường chuyên chở: Hành khách phải mua vé bổ sung bằng 2 lần giá cước cơ bản về hành lý tương ứng với đoàn tầu đó, tính từ ga đi đến ga đến ghi trên vé của hành khách và tự bảo quản số hành lý này trên toa xe khách.

- Phát hiện ga đến: Hành khách phải mua vé bổ sung bằng 2 lần giá cước cơ bản về hành lý tương ứng với đoàn tầu đó, tính từ ga đi đến ga đến ghi trên vé của hành khách. Lưu ý: Các trường hợp bán vé bổ sung trẻ em không có vé, hành lý không có cước, trên vé bổ sung đều phải ghi số hiệu vé của hành khách đã mua. Trên vé bán bổ sung cước hành lý của hành khách đi quá ga đến phải ghi số hiệu vé của chặng trước. Trên vé bổ sung hành khách có vé không hợp lệ phải ghi số hiệu vé của hành khách đã mua.


Điều 14: Trả lại vé, đổi lại vé đi tầu Việc trả lại vé, đổi vé đi tầu được thực hiện như sau:

1/ Trước giờ tầu chạy là 4 giờ đối với tàu nhanh chạy suốt; Tầu nhanh chạy suốt gồm các tầu Thống nhất chạy suốt Bắc - Nam.

2/ Trước giờ tầu chạy là 2 giờ đối với tàu nhanh chạy suốt trong khu đoạn; Tầu nhanh chạy suốt khu đoạn gồm: Các tầu chạy nhanh trong khu đoạn mà phương thức bán vé theo phương án cố định chỗ cụ thể, số toa, số chỗ có ghi trên vé.

3/ Trước giờ tầu chạy là 30 phút đối với tàu thường chạy trong khu đoạn;. Tầu thường chạy trong khu đoạn gồm: Các loại tàu chạy trong khu đoạn mà phương thức bán vé không theo phương án cố định chỗ cụ thể, số toa, số chỗ không ghi trên vé.

4/ Doanh nghiệp được quyền quy định rút ngắn thời hạn được trả vé quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của điều này. Việc trả lại vé, đổi vé, trả lại tiền mua vé hoặc thu tiền chênh lệch được thực hiện theo quy định của doanh nghiệp. Khoản 4 điều 14 này này được thực hiện như sau (Dịp tết Nguyên đán hàng năm và những dịp nghỉ đặc biệt khác có quy định riêng).

a. Loại tầu và thời hạn được phép trả lại vé thực hiện theo quy định tại khoản 1,2,3 điều 14 trên đây (trừ vé tập thể). Tầu Liên vận quốc tế được phép trả lại vé trước giờ tầu chạy là 6 giờ (Đối với vé cá nhân), trước ngày tàu chạy 5 ngày (Đối với vé tập thể).

b. Đối với vé cá nhân: Khi trả lại vé hành khách bị khấu trừ 10% tiền vé. Đối với tàu Liên vận quốc tế khi trả lại vé hành khách bị khấu trừ 20% tiền vé (Theo các quy định của tổ chức liên vận quốc tế OSZD).

c. Đối với vé tập thể: Được trả lại vé trước giờ tàu chạy tối thiểu là 24 giờ và bị khấu trừ 20% tổng tiền vé.

d. Việc trả lại vé vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm có quy định riêng.


Điều 15: Giá vé hànhkhách, cước phí và phụ phí Giá vé hành khách, cước vận tải hành lý ký gửi, bao gửi và chi phí khác do Doanh nghiệp xây dựng và công bố theo quy định của pháp luật.


Điều 16: Hành khách ngừng đi tầu ở ga dọc đường Hành khách bị ốm đau hoặc vì lý do khác mà xuống ga dọc đường thì trưởng tầu, trưởng ga xác nhận để hành khách đi tiếp bằng chuyến tầu khác hoặc được Doanh nghiệp trả lại tiền vé đối với quãng đường chưa đi. Điều 16 này được thực hiện như sau:

1/ Đối với vé cá nhân: Khi hành khách xuống ga dọc đường do bị ốm đau hoặc vì lý do chính đáng khác, trưởng ga căn cứ vào các thông tin ghi trên vé, nếu là vé đi loại tầu có quy định số chỗ cụ thể thì điện báo trả chỗ cho điều độ khách vận để điều vé cho các ga bán vé trên đoạn đường chưa đi, tránh lãng phí. Sau đó lập biên bản nêu rõ lý do, thu lại vé và trả lại toàn bộ tiền vé đoạn đường chưa đi cho hành khách. Viết vé bổ sung, thu tiền trên đoạn đường hành khách đã đi; Lập bộ hồ sơ gồm: Vé đã thu, 1 liên của vé bổ sung và biên bản làm cơ sở thanh toán. Trưởng ga hoặc người thay mặt trưởng ga phải chịu trách nhiệm giải quyết ngay việc trả lại tiền vé cho hành khách và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ hành khách. Nếu hành khách cần phải được đưa đi cấp cứu ở cơ quan y tế thì trưởng ga hoặc người thay mặt trưởng ga phải chịu trách nhiệm tổ chức nhanh chóng đưa họ đi theo quy định của ĐSVN.

2/ Đối với vé tập thể ; Tập thể hành khách hay một bộ phận trong tập thể hành khách muốn kết thúc hành trình để xuống một ga dọc đường thì không được trả lại tiền vé trên đoạn đường chưa đi.


Điều 17: Thay đổi chỗ trên tầu

1/ Hành khách có vé hạng cao mà không có chỗ nên phải sử dụng chỗ vé hạng thấp ngoài ý muốn thì tại ga đến Doanh nghiệp phải hoàn lại tiền chênh lệch trên đoạn đường hành khách phải sử dụng chỗ vé hạng thấp mà không được thu thêm bất cứ khoản tiền nào.

2/ Hành khách có vé hạng thấp mà không có chỗ được doanh nghiệp bố trí chỗ có hạng cao hơn thì hành khách không phải trả thêm tiền. Theo văn bản 1973/ĐS-KDVT ngày 06/9/2007 của ĐSVN: Việc trả lại tiền vé cho hành khách trong trường hợp tàu bị tắc đường hoặc có sự cố về kỹ thuật gây hư hỏng phương tiện vận tải áp dụng theo văn bản số 190/ĐS-KDVT ngày 26/01/2006 của ĐSVN như sau: Để đảm bảo quyền lợi của hành khách trong các trường hợp do thiên tai hoặc có sự cố về kỹ thuật gây hư hỏng phương tiện vận tải (Kể cả trường hợp thiết bị điều hòa không khí (ĐHKK) trên toa xe không hoạt động, Đường sắt phải thay đổi chỗ trên tàu ngoài ý muốn của hành khách, ĐSVN quy định việc trả lại tiền vé cho hành khách (gồm tiền chênh lệch giá vé, tiền vé trên đoạn đường chưa đi và tiền thiết bị ĐHKK không hoạt động) trên các đoàn tầu khách như sau:

1. Hành khách có vé hạng thấp mà ĐS không bố trí được loại chỗ tương ứng nên phải sử dụng chỗ vé hạng cao hơn thì HK không phải trả thêm tiền chênh lệch.

2. Hành khách có vé hạng cao mà ĐS không bố trí được loại chỗ tương ứng nên HK phải sử dụng chỗ vé hạng thấp ngoài ý muốn, hoặc trả lại vé tại ga đi, hành khách được hoàn lại tiền vé theo từng trường hợp sau:

2.1. Trường hợp HK trả lại vé ngay tại ga đi: Ga đi hoàn trả lại toàn bộ tiền vé cho HK (Không thu phí trả lại vé).

2.2. Trường hợp HK xuống đúng ga đến ghi trên vé, ga đến trả lại tiền vé chênh lệch cho HK.

2.2.1. Tiền chênh lệch: Bằng hiệu số giữa giá vé theo loại chỗ ghi trên vé của HK với giá vé theo loại chỗ mà HK phải sử dụng. Trường hợp mà loại chỗ HK phải sử dụng trên đoàn tầu không có quy định trong bảng giá vé thì tính theo giá vé cùng loại chỗ của đoàn tầu có giá vé cao nhất liền kề. Trường hợp hết chỗ phải bố trí ghế phụ lấy theo giá vé ghế phụ quy định của đoàn tầu.

2.2.2. Đoạn đường trả chênh lệch tính từ ga HK thay đổi chỗ, nếu ga này không có quy định trong bảng giá vé thì tính theo giá vé của ga ngay trước khi tầu đến ga HK thay đổi chỗ có quy định trong bảng giá vé tới ga đến ghi trên vé của hành khách.

2.3. Trường hợp HK có yêu cầu xuống ga dọc đường trước ga đến ghi trên vé:

2.3.1. Tiền vé trả lại cho HK gồm 2 khoản sau:

a. Tiền vé chênh lệch trên đoạn đường HK phải sử dụng chỗ vé hạng thấp: - Tiền chênh lệch tính như quy định tại khoản 2.2.1 điểm 2.2 mục 2 của văn bản này. - Đoạn đường trả tiền chênh lệch tính từ ga HK thay đổi chỗ, nếu ga này không có quy định trong bảng giá vé thì tính theo giá vé của ga ngay trước khi tàu đến ga HK thay đổi chỗ có quy định trong bảng giá vé tới ga HK xuống tầu. Trường hợp do bất khả kháng, HK xuống ga dọc đường không có quy định trong bảng giá vé thì tính đến ga sau liền kề có quy định trong bảng giá vé.

b. Tiền vé trên đoạn đường chưa đi: - Tiền trả lại theo giá vé của loại chỗ ghi trên vé của HK trên đoạn đường hoàn trả lại tiền vé. - Đoạn đường hoàn trả lại tiền vé cho HK tính từ ga HK xưống tàu. Nếu ga này không có quy định trong bảng giá vé tính theo giá vé của ga trước liền kề có quy định trong bảng giá vé tới ga đến ghi trên vé của HK. 2.3.2. Ga dọc đường (ga HK xuống tầu) hoàn trả HK cả hai khoản tiền nêu trên đồng thời làm thủ tục trả chỗ trống theo quy định để các ga tiếp tục bán vé cho HK tránh lãng phí chỗ.

3. Trường hợp toa xe có lắp ĐHKK nhưng thiết bị ĐHKK không hoạt động, ga đến hoàn trả lại tiền vé cho HK.

3.1. Tiền chênh lệch cho HK trên đoạn đường thiết bị ĐHKK không hoạt động bằng hiệu số giữa giá vé theo loại chỗ ghi trên vé của HK với giá vé theo loại chỗ của toa xe cùng loại không lắp ĐHKK. Trường hợp loại chỗ HK phải sử dụng trên đoàn tầu không có quy định trong bảng giá vé thì tính theo giá vé cùng loại chỗ của đoàn tàu có giá cao nhất liền kề.

3.2 Đoạn đường trả tiền chênh lệch tính từ ga tại đó thiết bị ĐHKK bắt đầu không hoạt động. Nếu thiết bị ĐHKK bắt đầu không hoạt động ở vị trí không trùng với ga có quy định trong bảng giá vé thì tính từ ga ngay trước khi thiết bị ĐHKK không hoạt động có quy định trong bảng giá vé đến ga thiết bị ĐHKK hoạt động trở lại; Nếu thiết bị ĐHKK hoạt động trở lại ở vị trí không trùng với ga có quy định trong bảng giá vé thì tính đến ga sau liền kề có quy định trong bảng giá vé.

4. Trưởng tầu căn cứ thực tế lập biên bản khách vận gửi ga đến hoặc ga dọc đường làm cơ sở thanh toán tiền chênh lệch cho HK đồng thời gửi 1 bản cho Công ty vận tải ĐS chủ quản để giảm số lượng xuất ăn trên tầu (nếu có).

Nội dung biên bản khách vận gồm:

+ Họ và tên HK, địa chỉ, số chứng minh thư hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp (nếu có);

+ Số hiệu vé, loại chỗ, ngày đi tầu, mác tầu, ga đi, ga đến ghi trên vé;

+ Ga HK thay đổi chỗ, ga đến thực tế, loại chỗ thực tế HK sử dụng;

+ Giá vé theo loại chỗ ghi trên vé, giá vé theo loại chỗ HK sử dụng;

+ Tiền chênh lệch phải trả cho HK. Riêng đối với các vé được bán qua hệ thống điên toán. Trưởng tầu gửi biên bản khách vận kèm theo bản coppy biểu KTG10, trong đó có in số hiệu vé của HK để làm căn cứ cho ga đến và ga dọc đường trả lại tiền chênh lệch cho HK.

5. Các công ty vận tải ĐS chỉ được thanh toán tiền ăn cho các Xí nghiệp vận dụng toa xe khách theo ga đến thực tế của HK. Các thủ tục trả lại tiền vé cho HK và luân chuyển chứng từ thực hiện theo các quy định hiện hành. Văn bản này được áp dụng cho tất cả các đoàn tầu khách.


Điều 18: Mất vé đi tầu

1/ Mất vé ở trên tàu: Khi phát hiện thấy mất vé ở trên tầu, hành khách mất vé phải phải báo ngay cho nhân viên phục vụ tại toa xe biết. Việc mất vé ở trên tàu được giải quyết như sau:

a- Nếu có cơ sở chứng minh được HK đã có vé hợp lệ nhưng bị mất thì giải quyết cho HK mua vé mới với giá vé bằng giá cước tương ứng chỗ đang sử dụng trên đoàn tầu đó có kèm thủ tục phí và đoạn đường tính từ địa điểm phát hiện mất vé đến ga đến. Nếu địa điểm đó không phải là ga quy định HK lên, xuống tầu đối với đoàn tầu đó thì đoạn đường tính cước được phép kéo dài về phía sau tới ga gần nhất có quy định tầu đón tiễn khách mà đoàn tầu vừa đi qua.

Khoản 1-a điều 18 này được thực hiện như sau: Nếu hành khách chứng minh được đã có vé hợp lệ nhưng bị mất thì lập biên bản khách vận: Họ tên hành khách là …….. có vé số hiệu (ghi đầy đủ ký hiệu, số hiệu)……đi từ ga …. đến ga ……; ghi rõ lý do bị mất và giải quyết cho hành khách mua vé bổ sung bằng giá vé định ga tương ứng với loại chỗ sử dụng của đoàn tầu đó trên đoạn đường tính từ địa điểm phát hiện mất vé đến ga đến và thu thủ tục phí 10.000 (mười ngàn đồng/1vé) ngoài ra không thu thêm bất cứ khoản tiền nào khác.

b- Nếu không chứng minh được là đã có vé hợp lệ nhưng bị mất thì coi như người đi tầu không có vé và giải quyết theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 13 của quy định này.

c- Sau khi đã mua vé khách nếu hành khách tìm thấy vé cũ thì phải báo ngay cho trưởng tàu để xác nhận làm cơ sở để Doanh nghiệp trả lại tiền vé bổ sung.

2/ Mất vé ở ga đến: Người đi tầu bị mất vé ở ga đến mà không chứng minh được mình đã có vé hợp lệ và ga lên tàu thì coi như đi tàu không có vé. Đường sắt giải quyết như đối với người đi tầu không có vé quy định tại khoản 3 Điều 13 của Quy định này.

3/ Người đi tầu bị mất vé trước khi đi tầu thì phải mua vé mới. Nếu sau khi mua lại tìm thấy vé cũ thì phải báo ngay cho Doanh nghiệp biết để được trả lại tiền vé. Việc trả lại tiền vé thực hiện theo hướng dẫn ở điều 14 của văn bản này.

4/ Khi mất vé tập thể, người đại diện của tập thể đi tầu phải báo ngay cho trưởng ga (nếu mất ở ga) hoặc trưởng tàu (nếu mất trên tàu). Sau khi xác minh, nếu đúng sự thật, trưởng ga hoặc trưởng tàu lập 01 vé bổ sung giao cho người đại diện có ghi rõ lý do mất vé. Khoản 4 điều 18 được thực hiện như sau: Tập thể phải có giấy đề nghị: khai báo cụ thể việc mất vé. Sau khi xác minh đúng, lập vé bổ sung có thu tiền thủ tục phí nhưng không thu tiền vé; trên vé bổ sung ghi rõ lý do "thay thế cho tấm vé số hiệu (ghi đầy đủ ký hiệu, số hiệu) ……bị mất". Vé bổ sung này được sử dụng thay thế cho tấm vé bị mất; Tập thể phải trả tiền thủ tục phí cho viẹc lập vé bổ sung này với mức 10.000đồng (mười nghìn đồng) cho mỗi vé bị mất.


Điều 19: Lên nhầm tàu xuống nhầm ga

1/ Hành khách lên nhầm tàu thì được xuống tàu tại ga tiếp theo có đón tiễn khách để quay trở lại ga đi. Trưởng ga nơi hành khách xuống tàu có trách nhiệm xác nhận sự việc nêu trên và bố trí cho hành khách đi tàu quay trở lại ga đi. Khoản 1 điều 19 này được thực hiện như sau:

+ Hành khách được coi là lên nhầm tầu nếu đoàn tầu mà hành khách đi nhầm có cùng ga đi, thời gian xuất phát cùng giờ hoặc chênh lệch 30 phút so với đoàn tầu ghi trên vé của hành khách.

a. Trường hợp lên nhầm tầu mà đoàn tầu đó khác hướng với đoàn tầu ghi trên vé, hành khách phải quay lại ga đi, giải quyết như sau: Trưởng tầu của đoàn tầu mà hành khách lên nhầm bố trí cho hành khách xuống ga gần nhất mà đoàn tàu đó có dừng để đón tiễn hành khách, trưởng ga nơi hành khách xuống tầu xác nhận ngắn gọn sự việc vào sau tấm vé và bố trí cho hành khách đi chuyến tầu sớm nhất có dừng đón tiễn hành khách tại ga mình và ga đi ghi trên vé của hành khách để hành khách quay trở lại ga đi. Trưởng tầu sắp xếp chỗ (hoặc ghế phụ) cho hành khách và không thu thêm bất cứ khoản tiền nào khác. Khi quay trở lại ga đi, đoàn tàu ghi trên vé của hành khách đã chạy thì ga đi căn cứ xác nhận việc nhầm tàu đã ghi sau vé, lập biên bản khách vận nêu rõ lý do và giải quyết trả lại vé cho hành khách, hành khách bị trừ 20% tiền vé. Thủ tục trả lại vé tương tự như hướng dẫn tại Điều 16 của văn bản này. Hành khách muốn đi tiếp thì phải mua vé mới.

b. Trường hợp lên nhầm tầu mà đoàn tầu đó cùng hướng với đoàn tầu ghi trên vé của hành khách giải quyết như sau:

- Nếu hành khách muốn quay trở lại ga đi thì giải quyết như trường hợp a trên đây.

- Nếu hành khách không muốn quay trở lại ga đi, giải quyết như sau:

+ Trưởng tầu bố trí cho hành khách xuống ga gần nhất đang đến mà đoàn tàu đó có dừng để đón tiễn khách, trưởng ga nơi hành khách xuống tầu bố trí để hành khách lên đúng chuyến tầu ghi trên vé của hành khách hoặc giải quyết trả lại tiền vé trên đoạn đường chưa đi cho hành khách. Thủ tục trả lại tiền vé trên đoạn đường chưa đi cho hành khách thực hiện như hướng dẫn tại điều 16 của văn bản này.

+ Nếu hành khách không xuống ga dọc đường mà muốn đi tiếp trên chuyến tầu bị nhầm thì giải quyết như trường hợp hành khách đi tầu có vé không hợp lệ tại khoản 3 điều 13 của văn bản này.

+ Trưởng tầu phải báo cáo điều độ khách vận (qua trực ban ga tầu có đỗ gần nhất) để ra lệnh bán vé cho khách đi vào chỗ mà hành khách đó đã mua vé mà không đi tầu.

2/ Hành khách xuống nhầm ga thì được lên tàu để đi tiếp đến ga đến ghi trên vé. Trưởng ga nơi hành khách xuống tàu có trách nhiệm xác nhận sự việc nêu trên và bố trí cho hành khách đi tàu tiếp tới ga đến. Khoản 2 điều 19 này được thực hiện như sau: Trưởng ga nơi hành khách xuống nhầm xác nhận ngắn gọn sự việc vào sau tấm vé và bố trí cho hành khách đi chuyến tầu sớm nhất có dừng đón tiễn hành khách tại ga mình và ga đến ghi trên vé của hành khách để hành khách đi tiếp tới ga đến. Trưởng tầu bố trí chỗ hoặc bố trí ghế phụ (nếu không còn chỗ) cho hành khách và không thu thêm bất cứ khoản tiền nào khác.

3/ Trong cả hai trường hợp nêu tại khoản 1 và khoản 2 điều này hành khách không phải trả thêm tiền vé.


Điều 20: Hành khách bị nhỡ tàu

1/ Hành khách bị nhỡ tàu do đến chậm so với giờ ghi trên vé thì vé này bị mất giá trị sử dụng.

2/ Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như sau:

a. Ga đi ghi xác nhận vào vé, bố trí để hành khách đi chuyến tàu sớm nhất có quy định dừng ở ga đến ghi trên vé của hành khách.

b. Hành khách có thể yêu cầu đổi vé đi vào ngày khác cùng loại tàu tương đương với vé đã mua và chỉ được thay đổi một lần. Trước hết trưởng ga xin lỗi hành khách về việc đường sắt đã để hành khách bị nhỡ tầu, làm thủ tục trả lại toàn bộ tiền vé, không được thu bất cứ một khoản phí nào khác, ưu tiên bán vé mới cho hành khách nếu họ có nhu cầu.

c. Nếu hành khách không tiếp tục chờ đi tàu, Doanh nghiệp trả lại toàn bộ tiền vé (nếu nhỡ tàu ở ga đi) hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (Nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường). Khoản 2-c điều 20 này được thực hiện như sau: Trước hết trưởng ga xin lỗi hành khách về việc đường sắt đã để hành khách bị nhỡ tầu. Căn cứ vào các thông tin ghi trên vé (nếu là vé đi loại tầu có quy định số chỗ cụ thể thì điện báo trả chỗ cho điều độ khách vận để điều vé cho các ga bán vé trên đoạn đường chưa đi, tránh lãng phí) lập biên bản nêu rõ lý do.

+ Nếu nhỡ tầu ga đi: Tiến hành thu lại vé và trả lại toàn bộ tiền vé cho hành khách.

+ Nếu nhỡ tầu ga dọc đường: Tiến hành thu lại vé và trả lại toàn bộ tiền vé trên đoạn đường chưa đi cho hành khách.

+ Viết vé bổ sung thu tiền trên đoạn đường hành khách đã đi.

+ Lập bộ hồ sơ gồm: Vé đã thu, 1 liên của vé bổ sung và biên bản để làm cơ sở thanh toán.


Điều 21: Trùng chỗ trên tầu Trong trường hợp một chỗ trên tầu được bán cho nhiều hành khách thì trưởng tầu và nhân viên phụ trách toa xe phải giải quyết như sau:

1/ Khi tầu chưa chạy :

a- Ưu tiên bố trí chỗ cho người đến trước;

b- Người còn lại nếu muốn đi cùng chuyến tàu thì trưởng tầu phải sắp xếp và Doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền chênh lệch (nếu bố trí chỗ có giá thấp hơn). Nếu hành khách không muốn đi tầu thì Doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền vé cho hành khách và ưu tiên bán vé cho hành khách trên chuyến tầu tiếp theo. Khoản 1b điều 21 này được thực hiện như sau:

+ Nếu hành khách chấp nhận đi chỗ có giá thấp hơn thì tiền chênh lệch được trả tại ga đến. Trưởng tầu có trách nhiệm lập "Biên bản khách vận" với nội dung: ghi rõ lý do trùng vé, số hiệu vé (8 ký tự), số toa, số chỗ, số hiệu tầu (mác tầu), ga đi, ga đến, số chỗ, số toa được bố trí, điện báo với điều độ để điều độ thông báo với ga đến chuẩn bị tiền trả cho hành khách sau khi hành khách xuống tầu. Ga đến căn cứ vào biên bản khách vận của trưởng tầu, giá vé tại thời điểm hành khách đi tầu để trả tiền chênh lệch cho hành khách, không được thu bất cứ khoản phí nào khác. Thủ tục trả lại tiền chênh lệch thực hiện như hướng dẫn tại khoản 2c- Điều 20 của văn bản này.

+ Nếu bố trí chỗ có giá cao hơn giá vé của hành khách thì không thu thêm tiền chênh lệch.

+ Nếu hành khách không muốn đi tầu thì việc trả lại toàn bộ tiền vé thực hiện tại ga đi và không được thu thêm bất cứ khoản phí nào khác. Thủ tục trả lại tiền vé thực hiện như hướng dẫn tại khoản 2c- Điều 20 của văn bản này.

2/ Khi tầu đã chạy:

a- Ưu tiên bố trí chỗ cho người sử dụng chỗ trước;

b- Trưởng tầu phải sắp xếp chỗ khác và Doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền chênh lệch (nếu bố trí chỗ có giá thấp hơn) cho người còn lại. Nếu hành khách không muốn tiếp tục đi tầu thì trưởng tầu phải bố trí cho hành khách xuống tàu tại ga gần nhất có đỗ tầu để đưa hành khách quay trở lại ga đi mà không thu tiền vé và Doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền vé cho hành khách. Khoản 2b Điều 21 này được thực hiện như sau:

+ Nếu hành khách chấp nhận đi chỗ có giá trị thấp hơn thì tiền chênh lệch được trả ga đến. Trưởng tầu có trách nhiệm lập "Biên bản khách vận" với nội dung: ghi rõ lý do trùng vé, số hiệu vé (8 ký tự), số toa, số chỗ, số hiệu tầu (mác tầu), ga đi, ga đến, số chỗ, số toa được bố trí, mặt khác điện báo với điều độ để điều độ thông báo với ga đến chuẩn bị tiền trả cho hành khách sau khi hành khách xuống tầu. Ga đến căn cứ vào biên bản khách vận của trưởng tầu, giá vé loại chỗ hành khách đã sử dụng để trả tiền chênh lệch cho hành khách, không được thu bất cứ khoản phí nào khác. Thủ tục trả lại tiền chênh lệch theo như hướng dẫn tại khoản 2c-Điều 20 của văn bản này.

+ Nếu bố trí chỗ có giá cao hơn giá vé của hành khách thì không được thu thêm tiền chênh lệch.

+ Nếu hành khách không đồng ý đi chuyến tầu đó thì Trưởng tầu có trách nhiệm lập "Biên bản khách vận" với nội dung: ghi rõ lý do trùng vé, số hiệu vé (8 ký tự), số toa, số chỗ, số hiệu tầu (mác tầu), ga đi , ga đến và bố trí cho hành khách xuống tầu tại ga gần nhất có quy định dừng của đoàn tầu đó. Sau khi hành khách xuống tầu, trưởng ga bố trí đoàn tầu gần nhất có dừng tác nghiệp ở ga để hành khách quay trở lại ga đi, Trưởng tầu bố trí chỗ cho hành khách. Ga đi trả lại toàn bộ tiền vé cho hành khách và ưu tiên bán vé cho hành khách trên chuyến tầu tiếp theo, không thu thêm bất cứ khoản phí nào khác. Thủ tục trả lại tiền vé thực hiện như hướng dẫn tại khoản 2c- Điều 20 của văn bản này.


Điều 22: Tàu bị tắc đường Khi có sự cố gây tắc đường chạy tầu thì giải quyết như sau:

1/ Tại ga hành khách lên tầu: a- Hành khách có quyền từ chối đi tầu và yêu cầu Doanh nghiệp trả lại tiền vé. Khi hành khách từ chối đi tầu và yêu cầu trả lại tiền vé do sự cố gây tắc đường thì ga đi trả lại toàn bộ tiền vé mà không thu bất cứ khoản nào khác.

b- Nếu hành khách chấp nhận chờ để đi tầu, Doanh nghiệp phải bố trí để hành khách được đi chuyến tầu sớm nhất. Khoản 1b điều 22 được thực hiện như sau: Khi hành khách chấp nhận chờ để đi chuyến tầu sớm nhất nhưng khác số hiệu tầu ghi trên vé thì ga đi làm thủ tục trả lại toàn bộ tiền vé mà không thu bất cứ khoản nào khác; ưu tiên bán vé mới cho hành khách đi chuyến tầu sớm nhất có dừng đón tiễn khách tại ga hành khách yêu cầu.

2/ Trên đường vận chuyển :

a- Nếu hành khách muốn trở về ga đi, Doanh nghiệp phải bố trí đưa hành khách trở về bằng chuyến tầu đầu tiên mà hành khách không phải trả tiền vé. Khi trở về, hành khách có thể xuống một ga dọc đường nếu tầu có đỗ. Doanh nghiệp phải trả lại tiền vé cho hành khách trên đoạn đường từ ga hành khách xuống tầu đến ga đến ghi trên vé. Khoản 2a điều 22 được thực hiện như sau: Khi trở về hành khách có thể xuống một ga dọc đường có dừng để đón tiễn hành khách của đoàn tầu đó và chỉ được trả lại tiền vé trên đoạn đường tính từ ga hành khách xuống tầu đến ga đến ghi trên vé. Thủ tục trả lại tiền vé thực hiện như hướng dẫn tại khoản 2c- Điều 20 của văn bản này.

b- Nếu hành khách xuống tầu tại ga mà tầu phải đỗ lại và yêu cầu trả lại tiền vé thì Doanh nghiệp phải trả lại tiền vé đối với đoạn đường mà hành khách chưa đi. Thủ tục trả lại tiền vé thực hiện như hướng dẫn tại khoản 2c- Điều 20 của văn bản này.

c- Nếu hành khách chờ đợi ở ga mà tầu phải đỗ lại để tiếp tục đi tầu, doanh nghiệp phải bố trí cho hành khách đi chuyến tầu sớm nhất. Khoản 2c Điều 22 này được thực hiện tương tự như hướng dẫn khoản 1b điều 22 của văn bản này.

3. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày tầu đến ga mà hành khách xuống tầu (không kể ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định) thì hành khách phải làm thủ tục để được trả lại tiền vé. Quá thời hạn nói trên, hành khách không được yêu cầu trả lại tiền vé. Khoản 3 điều 22 được thực hiện như sau: Khi có đầy đủ hồ sơ trả lại tiền vé do tầu bị tắc đường, hành khách có thể yêu cầu trả lại tiền vé ở một ga khác (có tác nghiệp về hành khách) thuận lợi hơn, các ga tiến hành làm thủ tục trả lại tiền vé cho hành khách.


Điều 23: Hành lý xách tay

1- Trọng lượng hành lý xách tay miễn cước của hành khách được quy định như sau:

a- Mua cả vé hành khách: 20kg. Khoản 1a điều 23 được thực hiện như sau: Đối tượng mua cả vé hành khách được miễn cước 20kg hành lý sách tay bao gồm những hành khách mua 100% giá vé và những hành khách được mua vé giảm giá theo quy định này.

b- Vé miễn giảm thực hiện theo quy định của Doanh nghiệp.

2- Hành khách phải trả tiền cước vận chuyển hành lý cho số hành lý xách tay mang theo quá mức quy định tại khoản 1 Điều này. Khoản 2 Điều 23 được thực hiện như sau: Trường hợp hành khách mang theo hành lý xách tay quá mức quy định thì giải quyết như hướng dẫn tại điều 13 của văn bản này.

3- Hành lý xách tay phải có đồ chứa đựng, bao bọc cẩn thận để đúng nơi quy định trên tầu và hành khách phải tự trông nom, bảo quản;

4- Những hàng hoá cấm mang theo người gồm:

a- Hàng nguy hiểm;

b- Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ;

c- Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe;

d- Thi hài, hài cốt;

đ- Hàng hoá cấm lưu thông;

e- Động vật sống (trừ chó cảnh, chim, cá cảnh nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh);

g-Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.

5- Đối với tàu khách thường, hành khách đi tầu được mang theo gia cầm, gia súc, hải sản, nông sản v.v. nhưng hành khách phải ngồi ở những toa dành riêng cho việc vận chuyển những hàng đó.


Điều 24: Xác định tên hàng hoá trong hành lý ký gửi, bao gửi Người gửi hành lý ký gửi, bao gửi có trách nhiệm ghi đúng tên hàng hoá trong tờ khai gửi hàng. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do khai không đúng tên hàng.


Điều 25: Điều kiện vận chuyển hành lý ký gửi Ngoài số hành lý xách tay mang theo người như quy định ở khoản 1 Điều 23 của Quy định này, hành khách có quyền gửi hành lý theo tầu mà hành khách đi với các điều kiện sau đây:

1. Hành khách đã có vé đi tầu hợp lệ;

2. Hành lý được gửi đến cùng ga đến của hành khách ghi trên vé;

3. Hành lý không thuộc loại hàng hoá cấm vận chuyển bằng tầu khách hoặc không phải là hàng hoá cấm lưu thông;

4. Có bao gói đúng quy định.


Điều26: Điều kiện vận chuyển bao gửi Bao gửi được gửi đi bằng tầu phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Không thuộc loại hàng hóa cấm vận chuyển bằng tầu hoặc không phải hàng hóa cấm lưu thông;

2. Có bao gói đúng quy định.


Điều 27: Bao bọc, đóng gói hành lý ký gửi, bao gửi

1. Hành lý ký gửi, bao gửi phải được bao bọc, đóng gói chắc chắn để đảm bảo không bị hư hỏng, hao hụt, mất mát trong quá trình vận chuyển.

* Khoản 1 Điều 27 được thực hiện như sau:

- Tùy theo tính chất hàng hóa, hành khách, người gửi bao gửi phải bao bọc, đóng gói đúng quy cách để đảm bảo không bị hư hỏng, đổ vỡ, rơi vãi, xô lệch hoặc gây ảnh hưởng tới các hàng hóa khác trong quá trình xếp, dỡ và vận chuyển.

- Hài cốt chỉ được vận chuyển theo phương thức hành lý ký gửi (phải cùng chuyến tầu với hành khách); Có giấy phép vận chuyển của cơ quan kiểm dịch cấp huyện hoặc tương đương trở lên; Được đóng gói gồm: Một lớp nylon, một lớp giấy, một lớp chè khô hoặc bột khô hút ẩm, một lớp nylon, ngoài cùng là hộp gỗ hoặc giấy cứng, vật liệu cứng có buộc dây hoặc được để trong túi sách; Làm thủ tục vận chuyển ít nhất 2(hai) giờ trước giờ tầu chạy. Nhân viên đường sắt tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất để hành khách vận chuyển hành lý là hài cốt đi theo tầu.

- Thi hài phải đặt trong quan tài, có người áp tải và vận chuyển bằng tầu hàng theo hình thức nguyên toa. Các nội dung cụ thể về vận chuyển thi hài được quy định tại "Quy định về việc vận tải hàng hoá trên đường sắt quốc gia".

2. Bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi, bao gửi phải có các thông tin sau:

a- Đối với hành lý ký gửi: Họ tên, địa chỉ của hành khách và số điện thoại, số fax (nếu có);

b- Đối với bao gửi: Họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận và số điện thoại, số fax (nếu có);

c- Số hiệu vé hành lý ký gửi, bao gửi; d- Ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hoá.

* Khoản 2 Điều 27 được thực hiện như sau:

- Việc ghi các thông tin bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi, bao gửi do hành khách (đối với hành lý ký gửi) hoặc người gửi (đối với bao gửi) chịu trách nhiệm đảm bảo chính xác, rõ ràng bằng chất liệu khó phai (riêng số hiệu vé hành lý ký gửi, bao gửi do hành lý viên nhà ga ghi).

- Họ, tên ghi đầy đủ: Họ, tên đệm (nếu có), tên;

- Địa chỉ phải ghi đầy đủ nội dung: Ngõ (hẻm), số nhà, đường phố, Phường, Quận, Thành phố hoặc Thôn (xóm), Xã, Huyện, Tỉnh;

- Số điện thoại: ghi số điện thoại cố định và số điện thoại di động (nếu có);

- Số fax ghi đầy đủ: mã vùng và số thuê bao;

- Số hiệu vé hành lý ký gửi, bao gửi ghi đầy đủ ký hiệu và số cêri;

- Đối với các loại hàng hoá trong khi xếp dỡ, bảo quản và chuyên chở cần phải lưu ý thận trọng hoặc bảo quản đặc biệt cần ghi trực tiếp lên bao gói (hoặc dán nhãn) biểu thị ký hiệu, biểu trưng đặc tính hàng hoá thể hiện: Chiều để bao gói, kỵ ướt, kỵ nắng, dễ vỡ, … kèm theo cụm từ "Chú ý! không xếp lộn ngược" hoặc "Hàng kỵ ướt".

3. Trước khi nhận vận chuyển, Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra hàng, bao gói và yêu cầu sửa chữa bổ sung cho đúng quy định. Trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của hàng hoá chứa bên trong, Doanh nghiệp được quyền yêu cầu hành khách hoặc người gửi bao gửi mở bao gói để kiểm tra.

4. Những loại hàng không bắt buộc phải đóng bao gói gồm:

a- Xe máy, xe đạp điện, xe đạp, xe đẩy trẻ em, xe chuyên dùng cho người khuyết tật;

* Khoản 4a Điều 27 được thực hiện như sau:

+ Đối với tầu Địa phương, phương thức giao nhận hành lý ký gửi được thực hiện trực tiếp gữa hành khách với hành lý viên trên tầu, do đó hàng có tên ở mục a trên đây là loại hàng không phải đóng thành bao, gói, hòm, kiện.

+ Đối với tầu nhanh chạy suốt và các loại tầu thực hiện phương thức giao nhận hành lý ký gửi qua kho hành lý ở ga và đối với bao gửi thì xe máy các loại bắt buộc phải đóng vào thùng, kiện theo quy định của Đường sắt Việt Nam để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Nếu người gửi hành lý ký gửi, bao gửi không chịu thực hiện việc đóng gói thì từ chối vận chuyển.

+ Để việc giao nhận được thuận lợi, tránh nhầm lẫn, ngoài các quy định trên đây, mỗi bao, kiện hành lý ký gửi, bao gửi, còn phải buộc thẻ hành lý ký gửi, bao gửi. Nội dung thẻ hành lý, bao gửi thực hiện theo quy định hiện hành. Nhân viên đường sắt có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện để hành khách vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi.

b- Những loại hàng không có bao bọc cũng không bị hư hỏng, hao hụt hoặc ảnh hưởng đến các loại hàng khác khi được xếp trong cùng một toa xe.


Điều28: Khối lượng, chủng loại hành lý ký gửi, bao gửi Tuỳ theo từng loại tầu và tuyến đường, Doanh nghiệp niêm yết công khai tại các ga về chủng loại hàng hoá; khối lượng, số lượng tối đa nhận vận chuyển.

* Điều 28 được thực hiện như sau:

1. Trọng lượng tính cước tối thiểu của hành lý ký gửi, bao gửi là 5(năm) kg/bao gói. (Ví dụ: 1 bao gửi có trọng lượng thực tế là 4kg thì tính cước là 5kg); từ 6kg trở lên tính theo trọng lượng thực tế (Thí dụ 1gói hành lý bao gửi có trọng lượng thực tế là 6kg thì tính cước là 6 kg);

- Đối với hàng cồng kềnh cứ 1m3 tính cước 300kg;

- Xe đạp tính cước 50kg/ chiếc;

- Xe chạy điện các loại, xe máy các loại có dung tích xy lanh nhỏ hơn 50cm3 tính cước 100kg/ chiếc;

- Xe máy các loại có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 125cm3 tính cước 150kg/ chiếc;

- Xe máy các loại có dung tích xy lanh từ 125cm3 trở lên tính cước 250kg/ chiếc;

- Tủ lạnh nguyên chiếc có dung tích xy lanh nhỏ hơn 150 lít tính cước 150kg/ chiếc;

- Tủ lạnh nguyên chiếc có dung tích xy lanh từ 150 lít trở lên tính cước 300kg/ chiếc;

- Máy khâu có bàn, có lắp chân đứng tính cước 100kg/ chiếc;

- Đối với xe đạp các loại, xe máy các loại (nguyên chiếc, tháo rời), máy khâu, tủ lạnh các loại nếu đóng thành kiện chắc chắn có thể xếp chồng lên nhau với các loại hàng khác được thì 1m3 tính cước 250kg.

2. Riêng trên các đoàn tàu khách Địa phương thuộc Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội quản lý tạm thời quy định kích thước, trọng lượng tối đa của hành lý ký gửi, bao gửi nhận chuyên chở như sau: Kiện hàng dài không quá 1,7m; Rộng không quá 0,5m; Thể tích không quá 0,5m3; Trọng lượng không quá 75 kg.


Điều 29: Thủ tục gửi hành lý ký gửi, bao gửi

1. Khi gửi hành lý ký gửi, bao gửi, người gửi phải ghi đúng, ghi đủ nội dung của tờ khai gửi hàng theo mẫu do Doanh nghiệp quy định.

* Khoản 1 điều 29 này được thực hiện như sau:

- Nội dung tờ khai gửi hàng: Tờ khai gửi hàng do người gửi ghi và thể hiện đầy đủ các nội dung: họ tên, địa chỉ của hành khách (đối với hành lý ký gửi), người gửi, người nhận (đối với bao gửi) và số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax (nếu có); ga đi; ga đến; số hiệu vé hành khách (đối với hành lý ký gửi); loại hàng; số lượng bao, kiện ; trọng lượngthực tế; trọng lượng tính cước mỗi bao, kiện; số lượng các giấy tờ (bản chính) đi kèm theo lô hàng, tên và số hiệu, ký hiệu của giấy tờ đó; cam đoan của người khai (ngày, tháng, năm kê khai, chữ ký, họ tên của người khai).

- Cách ghi thông tin trên đây thực hiện như hướng dẫn tại khoản 2 điều 27 của quy định này. Riêng số lượng bao kiện, trọng lượng của mỗi bao kiện, số lượng các loại giấy tờ, số trang phải ghi cả bằng số và bằng chữ.

2. Hành khách, người gửi bao gửi phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hàng hóa đóng trong hành lý ký gửi, bao gửi và gửi bản sao giấy tờ có giá trị pháp lý theo yêu cầu của Doanh nghiệp.

* Khoản 2 điều 29 này được thực hiện như sau: Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý bao gồm những loại giấy tờ cần thiết liên quan đến tính hợp pháp của hàng hóa như: Hóa đơn bán hàng (nếu có), tờ khai gửi hàng, giấy phép lưu thông (đối với các loại hàng Nhà nước buộc phải có giấy phép lưu thông) ...

3. Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra bao bì, số lượng, ký hiệu, mã hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hoá và xác nhận vào tờ khai gửi hàng.

* Khoản 3 điều 29 này được thực hiện như sau: Sau khi đối chiếu kiểm tra những điều mà người gửi đã ghi trong tờ khai gửi hàng với thực tế bao kiện hành lý ký gửi, bao gửi và bản sao giấy tờ kèm theo, ga gửi xác nhận, ký, đóng dấu vào tờ khai gửi hàng và đóng dấu vào các bản sao này, sau đó đính chặt các giấy tờ đó với vé hành lý ký gửi, bao gửi để gửi theo hành lý ký gửi, bao gửi.


Điều 30: Kê khai giá trị hành lý ký gửi, bao gửi Hành khách, người gửi bao gửi có thể kê khai giá trị hàng lý ký gửi, bao gửi. Việc kê khai giá trị dựa trên cơ sở hoá đơn mua hàng hoặc kết quả giám định về giá trị hàng hoá của cơ quan có thẩm quyền.

* Điều 30 này được thực hiện như sau: Không bắt buộc hành khách, người gửi bao gửi phải kê khai giá trị hànhlý ký gửi, bao gửi. Nếu xảy ra sự việc hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng thiếu hụt hoặc mất mát thì được bồi thường theo quy định tại Điều 39 của "Quy định về việc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên Đường sắt quốc gia".


Điều 31: Sửa chữa bao gói trong quá trình vận chuyển Trong quá trình vận chuyển, xếp, dỡ, bảo quản nếu bao gói hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng có thể gây ra, mất mát, hư hỏng hành lý ký gửi, bao gửi, Doanh nghiệp có trách nhiệm sửa chữa lại. Khi sửa chữa lại bao gói, Doanh nghiệp phải lập biên bản về sự việc xảy ra hư hỏng để làm cơ sở giải quyết tiếp theo.

* Điều 31 này được thực hiện như sau: Trong quá trình vận chuyển, mặc dù bao gói có thể hư hỏng nhưng không gây ra hư hỏng, thiếu hụt, mất mát hành lý, bao gửi thì không phải sửa chữa lại, nếu xét thấy cần thiết phải sửa chữa lại mới đảm bảo an toàn cho hànhlý, bao gửi thì phải sửa chữa. Sau khi sửa chữa lại, ngoài việc lập biên bản, phải sao lại toàn bộ các thông tin liên quan quy định tại khoản 2 điều 27 của văn bản này lên bao gói đã sửa chữa.


Điều 32: Trách nhiệm xếp, dỡ, bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi Việc xếp, dỡ hành lý ký gửi, bao gửi do Doanh nghiệp chịu trách nhiệm và được thu tiền xếp, dỡ theo qui định của Doanh nghiệp.

* Điều 32 này được thực hiện như sau: Giá cước xếp, dỡ, bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi do các ga căn cứ vào mặt bằng địa phương, đề nghi được ĐSVN (hoặc người được uỷ quyền) phê duyệt. Giá cước này phải được niêm yết công khai tại nơi giao dịch. Cấm nhân viên đường sắt thu thêm bất kỳ khoản tiền nào khác của khách hàng.


Điều 33: Báo tin hành lý ký gửi, bao gửi đến

1. Khi bao gửi đã được vận chuyển tới ga đến, Doanh nghiệp phải niêm yết ở ga và báo tin cho người nhận.

2. Đối với hành lý ký gửi đến ga chậm hơn hành khách, Doanh nghiệp phải báo tin cho hành khách như qui định tại khoản 1 điều này.


Điều 34: Giao trả hành lý ký gửi, bao gửi

1. Khi nhận hành lý ký gửi, hành khách phải trả lại vé hành lý cho Doanh nghiệp, trả thẻ gửi xe cho nhân viên hành lý. Nếu mất vé hành lý hoặc thẻ gửi xe, hành khách phải làm tờ khai ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình; Tên, trạng thái và đặc điểm của hành lý; Xuất trình giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ xác định nhân thân có giá trị theo qui định của pháp luật. Doanh nghiệp có trách nhiệm nhanh chóng xem xét giải quyết.

2. Người nhận bao gửi phải nộp cho Doanh nghiệp giấy báo tin hàng đến (nếu có), xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy giới thiệu của cơ quan, chính quyền địa phương nơi cư trú để làm thủ tục nhận bao gửi.

3. Nhân viên Đường sắt có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhất để hành khách và người gửi bao gửi nhận hành lý ký gửi, bao gửi.

* Điều 34 này được thực hiện như sau: Các ga phải mở sổ giao nhận hành lý ký gửi, bao gửi. Sổ giao nhận hành lý ký gửi, bao gửi phải có đầy đủ các nội dung như trong "Tờ khai gửi hàng" nêu ở Điều 29 của văn bản này và phải thể hiện cụ thể giờ, ngày, tháng, năm báo tin hàng đến (đối với bao gửi) hoặc giờ, ngày, tháng, năm tầu đến (đối với hành lý ký gửi)và giờ, ngày, tháng, năm nhận hàng, có chữ ký, họ tên người nhận.


Điều 35: Xử lý hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận

1. Việc xử lý hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận thực hiện theo quy định tại Điều 106 của luật ĐS cụ thể:

a. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt báo cho người thuê vận tải biết hàng hoá, hành lý, bao gửi đã được vận tải đến nơi trả hàng mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền gửi hàng hóa, hành lý, bao gửi vào nơi an toàn, thích hợp và thông báo ngay cho người thuê vận tải biết; Mọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu.

b. Sau thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt báo cho người thuê vận tải mà không nhận được trả lời hoặc không nhận được thanh toán chi phí phát sinh thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền bán đấu giá hàng hóa, hành lý, bao gửi để trang trải chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật về đấu giá; Nếu hàng hóa, hành lý, bao gửi thuộc loại mau hỏng hoặc chi phí ký gửi quá lớn so với giá trị hàng hoá, hành lý, bao gửi thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền bán đấu giá trước thời hạn quy định tại khoản này, nhưng phải thông báo cho người thuê vận tải biết.

c. Hàng hóa, hành lý, bao gửi thuộc loại cấm lưu thông hoặc có quy định hạn chế vận chuyển mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì được giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

2. Đối với hành lý ký gửi, bao gửi là hàng hóa mau hỏng, sau khi hết thời hạn nhận hàng theo thoả thuận mà không có người nhận thì được coi như hàng không có người nhận. Doanh nghiệp được miễn trách nhiệm về việc hàng hoá hư hỏng, hao hụt và được làm thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật.


Điều 36: Thay đổi vận tải hành lý ký gửi, bao gửi

1. Sau khi đã làm thủ tục gửi hành lý ký gửi, bao gửi, người gửi có thể thay đổi, không gửi toàn bộ hoặc một phần hành lý ký gửi, bao gửi, thay đổi ga đến, người nhận đối với bao gửi nhưng phải yêu cầu trước khi hành lý ký gửi, bao gửi được xếp lên toa xe.

2. Doanh nghiêp phải làm lại thủ tục gửi hành lý ký gửi, bao gửi. 3. Thời hạn yêu cầu thay đổi và các quy định khác để thay đổi do Doanh nghiệp quy định.

* Khoản 3 Điều 36 này được thực hiện như sau:

- Thời hạn yêu cầu thay đổi vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi chậm nhất là trước giờ tầu chạy 4 giờ đối với tất cả các ga có tác nghiệp nhận gửi.

- Trong thời hạn trên, hành khách, người gửi hành lý ký gửi, bao gửi, có thể rút một phần hoặc tất cả hành lý ký gửi, bao gửi cần có giấy yêu cầu và được hoàn lại tiền cước phí phần rút lại, phải trả lại tiền xếp dỡ, tiền bảo quản (giá tiền bảo quản của ga do ĐSVN quy định tính từ khi nhận chở đến khi giao lại).


Điều 37: Hành lý, bao gửi thuộc hàng cấm vận chuyển, hàng bị thu giữ Khi phát hiện hành lý, bao gửi thuộc loại hàng hóa cấm lưu thông hoặc hàng hóa không được vận chuyển bằng tầu khách như quy định tại khoản 4 Điều 23, Khoản 3 Điều 25 và khoản 1 Điều 26 của quy định này thì xử lý như sau:

1. Phát hiện ở ga đi, Doanh nghiệp từ chối hoặc đình chỉ vận chuyển;

2. Phát hiện khi đang vận chuyển thì giải quyết như sau:

a. Khi tầu đang chạy mà phát hiện có hành lý, bao gửi là hàng hoá nguy hiểm thuộc diện cấm vận chuyển bằng tầu khách thì phải đình chỉ vận chuyển và đưa ngay xuống ga tầu đang đỗ hoặc ga gần nhất mà tầu sắp đến để xử lý tiếp;

b. Nếu là hàng cấm vận chuyển nhưng không phải là hàng nguy hiểm thì được phép vận chuyển tới ga đến và xử lý tiếp tại ga đến;

3. Khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu giữ hành lý ký gửi, bao gửi thì trưởng ga, trưởng tầu phải lập biên bản về sự việc và bàn giao cụ thể cho người đại diện cơ quan ra lệnh thu giữ. Mẫu biên bản do Doanh nghiệp quy định. Ngoài việc lập biên bản, đối với từng trường hợp được giải quyết như sau:

a. Trường hợp hàng bị thu giữ ở ga: - Tại ga đến: Doanh nghiệp báo cho người nhận đến để giải quyết; - Tại ga gửi: Nếu hànhlý ký gửi, bao gửi chưa xếp lên toa xe thì Doanh nghiệp báo cho hành khách, người gửi bao gửi đến để giải quyết; nếu hành lý ký gửi, bao gửi đã xếp lên toa xe nhưng tầu chưa chạy thì phải dỡ xuống và báo cho hành khách, người gửi bao gửi đến để giải quyết.

b. Nếu tầu đang chạy thì được phép vận chuyển đến ga đến và giải quyết như quy định tại điểm b khoản 2, khoản 4 Điều này.

4. Ngoài việc chịu các biện pháp xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hành khách, người gửi bao gửi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, Điều này còn phải:

a. Trả tiền phạt cước đối với toàn bộ số hàng hóa trên đoạn đường đã vận chuyển theo quy định của Doanh nghiệp;

b. Bồi thường toàn bộ các thiệt hại do vi phạm gây ra;

c. Các khoản chi phí phát sinh nếu có.

* Khoản 3, khoản 4 điều 37 này được thực hiện như sau:

- Biên bản sự việc thu giữ hànhlý, bao gửi theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nội dung như sau:

+ Tên biên bản: "Biên bản sự việc thu giữ hành lý, bao gửi";

+ Nơi lập biên bản;

+ Giờ, ngày, tháng, năm;

+ Thành phần gồm: Trưởng ga, trưởng tầu và các thành phần tham gia khác có liên quan đến hàng bị thu giữ (ghi rõ họ, tên, chức vụ, cơ quan làm việc);

+ Lý do thu giữ (do cơ quan cần thu giữ ghi rõ như trong lệnh, giấy yêu cầu thu giữ);

+ Chủng loại (tên hàng), số lượng bao, kiện, trọng lượng mỗi bao kiện, ga đi, ga đến, số hiệu vé hành lý ký gửi, bao gửi, số hiệu tầu chuyên chở, đến ga lúc mấy giờ, ngày tháng năm nào …

+ Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của người gửi, người nhận.

+ Xử lý số hành lý, bao gửi này sau khi lập biên bản: Cất giữ tại ga hay bàn giao cho người đại diện cơ quan ra lệnh thu giữ.

+ Biên bản được lập thành mấy bản (số lượng biên bản ít nhất phải bằng số người đại diện cho các đơn vị tham gia lập biên bản cộng với số cơ quan không có đại diện tham gia nhưng cần thiết phải gửi để tham gia xử lý);

+ Các thành phần tham gia lập biên bản ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của ga, và dấu của các đơn vị tham gia (nếu có thể);

- Việc trả tiền phạt cước đối với hành lý ký gửi, bao gửi thuộc loại hàng cấm vận chuyển, hàng bị cơ quan Nhà nước thu giữ thực hiện như sau:

- Hành khách, người gửi bao gửi (hoặc người nhận bao gửi) phải trả tiền xếp dỡ, bồi thường các thiệt hại, chi phí phát sinh khác do vi phạm gây ra và tiền phạt bằng 5 lần tiền cước trên đoạn đường đã vận chuyển đối với số hàng hóa vi phạm thuộc loại hàng nguy hiểmvà bằng 2 lần tiền cước trên đoạn đường đã vận chuyển đối với số hàng hóa vi phạm không thuộc loại nguy hiểm.

- Hành khách, người gửi bao gửi được nhận lại tiền vé, tiền cước trên đoạn đường chưa đi. Thủ tục trả lại tiền vé, tiền cước thực hiện tương tự như hướng dẫn tại khoản 2c điều 20 của văn bản này.


Điều 38: Tàu bị tắc đường phải ngừng vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi

1. Ngừng vận chuyển ở ga gửi:

a. Nếu do nguyên nhân bất khả kháng không thể vận chuyển được, Doanh nghiệp trả lại hành lý ký gửi, bao gửi và tiền cước vận chuyển cho người gửi.

b. Nếu do lỗi Doanh nghiệp gây ra, phải hủy bỏ việc vận chuyển, Doanh nghiệp phải trả lại hành lý ký gửi, bao gửi, và tất cả tiền cước, tiền xếp dỡ, các khoản tiền khác đã thu của người gửi.

2. Ngừng vận chuyển ở ga dọc đường: a. Nếu do nguyên nhân bất khả kháng không thể tiếp tục vận chuyển, người gửi có thể yêu cầu nhận lại hành lý ký gửi, bao gửi tại ga tàu phải dừng hoặc tại ga gửi hoặc tại ga dọc đường quy định có tác nghiệp hành lý ký gửi, bao gửi. Doanh nghiệp phải hoàn lại tiền cước đối với đoạn đường từ ga dỡ tới ga đến ghi trên vé.

b. Nếu do lỗi của Doanh nghiệp mà không thể tiếp tục vận chuyển, người gửi có thể yêu cầu nhận lại hành lý ký gửi, bao gửi tại ga tầu phải dừng hoặc tại ga gửi hoặc tại ga dọc đường quy định có tác nghiệp hành lý ký gửi, bao gửi. Việc thanh toán chi phí cho người gửi được thực hiện như sau :

- Nhận tại ga tầu phải dừng thì Doanh nghiệp phải hoàn lại tiền cước trên đoạn đường chưa vận chuyển;

- Nhận tại một ga dọc đường thì đoạn đường quay trở về được miễn cước và Doanh nghiệp phải trả lại tiền cước tính từ ga dỡ hành lý ký gửi, bao gửi tới ga đến ghi trên vé;

- Nhận tại ga gửi thì đoạn đường quay trở về được miễn cước, Doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền cướcvà tiền xếp dỡ đã thu.

* Khoản 2 điều 38 này được thực hiện như sau: Thủ tục hoàn lại tiền cước thực hiện tương tự như hướng dẫn tại Điều 22 của văn bản này.

3. Ở ga gửi, ga dọc đường nếu không thể vận chuyển được do trở ngại chạy tầu mà không có yêu cầu của người gửi như quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này thì Doanh nghiệp sẽ tiếp tục vận chuyển khi thông đường.


Điều 39: Bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, bị mất mát do lỗi của doanh nghiệp

1. Hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát thì được bồi thường theo một trong các hình thức sau đây:

a. Theo giá trị đã kê khai đối với hành lý ký gửi, bao gửi có kê khai giá trị; Trường hợp Doanh nghiệp chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì theo giá trị thiệt hại thực tế;

b. Theo mức do hai bên thỏa thuận;

c. Theo giá trị hóa đơn mua hàng;

d. Theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng. Trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng;

2. Trường hợp không có đủ cơ sở để thực hiện được việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện mức bồi thường không vượt quá 20.000đ (Hai mươi nghìn) đồng tiền Việt Nam cho 1 kilôgam hành lý ký gửi, bao gửi bị tổn thất.

3. Hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, thiếu hụt, mất mát một phần thì bồi thường phần hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát; trường hợp phần hư hỏng, thiếu hụt, mất mát dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ và Doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.

4. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này Doanh nghiệp còn phải hoàn lại cho người gửi toàn bộ tiền cước và chi phí đã thu.


Điều 40: Kỳ hạn vận chuyển, nhận hành lý ký gửi, bao gửi và bồi thường vi phạm

1. Kỳ hạn vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi bao gồm thời gian nhận tại ga đi, thời gian vận chuyển trên đường và kỳ hạn nhận hành lý ký gửi, bao gửi tại ga đến.

2. Kỳ hạn nhận hành lý ký gửi là thời gian doanh nghiệp trao trả hành lý ký gửi cho người gửi được tính từ khi tàu tới ga đến.

3. Kỳ hạn nhận bao gửi là thời gian Doanh nghiệp trao trả bao gửi cho người nhận được tính từ khi Doanh nghiệp báo tin bao gửi tới ga đến cho người nhận.

4. Doanh nghiệp quy định và công bố công khai kỳ hạn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này và trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại do vi phạm kỳ hạn.

* Khoản 4 điều 40 này được thực hiện như sau:

1. Kỳ hạn nhận tại ga đến:

- Kỳ hạn nhận tại ga đến đối với hành lý ký gửi (tính không quá 24 giờ) là thời gian tính từ khi tầu tới ga đến.

- Kỳ hạn nhận tại ga đến đối với bao gửi (tính không quá 48 giờ) là thời gian tính từ khi chủ nhận nhận được tin báo bao gửi đến ga đến (sau khi tầu tới, nhận bao gửi từ tầu xuống ga xong, ga đến phải báo tin ngay cho chủ nhận).

- Hết thời hạn nói trên mới đến nhận thì hành khách hoặc người nhận bao gửi phải trả tiền bảo quản hành lý, bao gửi.

2. Trình tự thủ tục giải quyết bồi thường do vi phạm kỳ hạn vận chuyển.

a. Khi hành lý ký gửi bao gửi đến chậm, nếu vì lý do bất khả kháng thì không phải bồi thường do vi phạm kỳ hạn.

b. Khi hành lý ký gửi bao gửi đến chậm, nếu do lỗi của Doanh nghiệp thì bồi thường như sau:

- Đối với hành lý ký gửi, mỗi ngày chậm hành khách được bồi thường 5% tiền cước;

- Đối với bao gửi, mỗi ngày chậm hành khách được bồi thường 3% tiền cước;

- Tổng số tiền bồi thường không quá 100% tiền cước;

- Nếu từng bộ phận hành lý ký gửi và bao gửi đến chậm thì căn cứ vào thời gian đến chậm của mỗi bộ phận mà tính tiền bồi thường như quy định trên đây.

c. Khi hành lý ký gửi, bao gửi đến chậm đã nhận được giấy báo tin nhưng hành khách, người nhận bao gửi không đến nhận theo thời gian quy định trên đây mà không có lý do chính đáng thì không được đòi tiền bồi thường do quá kỳ hạn. Thời hạn gửi giấy yêu cầu bồi thường chậm nhất là sau một ngày kể từ khi nhận được giấy báo tin hàng đến.

d. Trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường:

- Người nhận hành lý ký gửi, bao gửi viết giấy yêu cầu bồi thường, gửi cho ga đến. Giấy yêu cầu bồi thường có các nội dung sau đây: Họ, tên, số điện thoại, số Fax (nếu có) của người nhận hàng; Số hiệu đầy đủ của vé hành lý ký gửi, bao gửi hoặc số giấy báo tin hàng đến (đối với bao gửi); Tên hàng hoá, số bao kiện, trọng lượng ga đi, ga đến… Cách ghi các thông tin này thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 27 của văn bản này; Riêng số bao kiện, trọng lượng phải ghi cả bằng số và bằng chữ. Lý do yêu cầu bồi thường: Vi phạm kỳ hạn.

- Ga đến cùng với người nhận hành lý ký gửi, bao gửi lập "Biên bản sự việc" thống nhất xác định thời gian quá kỳ hạn, mức độ bồi thường, ghi đầy đủ các nội dung nêu trên và cùng ký vào biên bản, có đóng dấu ga đến. - Ga đến lập báo cáo nêu nội dung liên quan đến việc bồi thường do quá kỳ hạn, ghi rõ số lượng hành lý ký gửi, bao gửi này đi từ ga nào, bằng tầu nào, lúc mấy giờ, báo tin hàng đến lúc mấy giờ (đối với bao gửi), cùng các nội dung cần thiết khác.

- Ga đến lập hai bộ hồ sơ gồm: (Báo cáo tóm tắt sự việc, giấy yêu cầu bồi thường, biên bản sự việc). Một bộ lưu tại ga, một bộ gửi cho Công ty vận tải để xem xét việc bồi thường và làm cơ sở cho việc phân tích xử lý. Sau 3 ngày, kết quả phân tích xử lý của Công ty vận tải phải được báo cáo về ĐSVN (qua Ban Kinh doanh vận tải) để theo dõi.

5. Định mức kỳ hạn vận chuyển, nhận hành lý ký gửi, bao gửi do Doanh nghiệp xác định và thỏa thuận với người gửi.

Điều 41: Giải quyết tranh chấp

1. Trong quá trình vận tải hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi bằng đường sắt nếu phát sinh sự cố làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thì Doanh nghiệp và hành khách, người gửi baogiải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn khiếu kiện, thời hạn khởi kiện theo quy định tại Điều 110 và 111 của Luật Đường sắt.

Siêu thị vé tàu TSC

Bán vé tàu khách thống nhất, tàu liên vận quốc tế, tàu địa phương các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Vinh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...

Phục vụ khách đặt chỗ trước nhiều ngày, in và giao vé tận nhà cho khách du lịch theo đoàn và khách lẻ.

Siêu thị vé tàu, vé tàu khách thống nhất, vé tàu Lào Cai, vé tàu Vinh, vè tàu Đồng Hới, vé tàu Đà nẵng, vé tàu Nha trang, vé tàu Nam Ninh, vé tàu Bắc Kinh.
Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Thương mại TSC, 103/A1 Lạc Chính,Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Tel: 04.37162868, Fax: 04.37162863; Email: info@sieuthivetau.com

Search